DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE

Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản miễn phí cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí

Thứ Sáu, 28 tháng 8, 2015

Qua Rằm, có phải kiêng kị tháng "cô hồn"?

Rất nhiều độc giả đã gọi điện, gửi email đến Tòa soạn Báo GĐ&XH để hỏi về việc qua Rằm tháng Bảy có còn phải thực hiện những kiêng kị tháng “cô hồn” mà dân gian truyền tụng? Các bạn có thể tham khảo thông tin của các nhà khoa học dưới đây.

Theo đạo Phật, người dân không phải kiêng kị những gì dân gian vẫn đồn. Ảnh: Chí Cường

Ông Nguyễn Mạnh Cường, nguyên cán bộ Viện Tôn giáo: Việc kiêng kị chỉ tính tới Rằm
Những điều kiêng đều do dân gian tự đặt ra chứ không có thuyết nào dạy như thế. Các nhà nên cúng trước ngày Rằm, còn ngày Rằm lên chùa , rồi đi vãn cảnh mùa Vu Lan, làm việc thiện… Việc kiêng kị cũng chỉ tới Rằm, sau khi đi lễ chùa về thì người dân không cần phải kiêng kị nữa, mọi thứ đều bình thường.
Với những người buôn bán lớn, ký kết hợp đồng, đặc biệt là việc liên quan tới đất cát, động thổ, xây nhà, bất động sản người ta vẫn kiêng - đó là tùy quan niệm của mỗi người. Nhưng tôi cho là mọi người kiêng thái quá, chỉ nên kiêng hết Rằm tháng Bảy thôi.
Còn chuyện cưới vợ gả chồng thì nên kiêng theo tích chuyện Ngưu Lang - Chức Nữ. Cái gì thuộc về khía cạnh tâm linh người ta đã kiêng kị rồi thì mình nên theo cho hòa đồng.
Ông Hà Thanh, Viện Nghiên cứu và ứng dụng Tiềm năng con người: Chỉ kiêng việc cưới hỏi đến hết tháng
Không phải cứ tháng Bảy (âm lịch) là dừng lại mọi hoạt động, điều đó hoàn toàn phi lý. Những kiêng kị lan truyền trên mạng có cái kiêng đúng, có cái kiêng sai. Nhưng vì những kiêng kị đó ăn sâu trong nếp sống xã hội nên người ta vẫn kiêng và bản thân chúng ta trong một số việc không muốn kiêng cũng không thể làm được. 
Ví như, tháng Bảy (âm lịch), bạn muốn bán nhà, bán đất, ký kết hợp đồng mua bán… nhưng những người mua kiêng tháng thì bạn có muốn bán cũng khó. Hay bạn muốn khởi công xây dựng trong tháng Bảy, nhưng các nhà thầu xây dựng kiêng thì ta cũng không thể đòi họ ký kết hợp đồng, hay động thổ được.
Bạn chỉ nên kiêng hết tháng Bảy (âm lịch) việc cưới hỏi. Việc này thì không chỉ Việt Nam, mà nhiều nước xung quanh ta cũng kiêng kị "tháng ngâu không nên cưới hỏi". Tuy nhiên, bạn có thể học nhiều bạn trẻ trong việc "lợi dụng" tháng Bảy kiêng kị mà làm các việc khác liên quan tới cưới hỏi như chụp ảnh cưới, mua đồ cưới, nhẫn cưới… vì được giảm giá nhiều so với mùa cưới.
GS Ngô Đức Thịnh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn văn hóa tín ngưỡng Việt Nam: Không phải cái gì cũng kiêng
Những kiêng kị nêu trên trong chỉ để giải quyết vấn đề tâm linh, nếu kiêng được, tâm lý sẽ vui vẻ an tâm hơn vì quan niệm "có thờ có thiêng, có kiêng có lành". Nhưng những kiêng kị tháng "cô hồn" chỉ tương đối theo quan điểm của từng vùng, miền hay cá nhân, chứ khoa học chưa chứng minh được là không kiêng những điều cấm kị tháng Bảy sẽ gặp họa. 
Cũng chưa ai chứng minh nếu kiêng được những điều cấm kị sẽ gặp an lành. Đừng vì sợ ma quỷ mà gò bó mình, bởi cũng có người có thể gặp tai họa vì kiêng quá mức. Các chuyên gia tâm linh đều cho rằng, kiêng kị tháng "cô hồn" tùy từng lĩnh vực cụ thể, không phải cái gì cũng kiêng.
Hòa thượng Thích Thanh Nhã, Trụ trì chùa Trấn Quốc: Phật không dạy kiêng kị trong tháng Bảy (âm lịch)
Tháng Bảy người dân không phải kiêng những điều như quan niệm dân gian vẫn đồn. Nhà Phật dạy con người không sát sinh vào ngày Rằm, mồng Một, không làm điều trái, sống có phúc đức. Nếu làm được như vậy, ai cũng được điều lành, điều tốt, tâm lý bình an. Những ngày xấu, ngày tốt là do quan niệm, chứ đạo Phật không dạy con người kiêng kị trong tháng Bảy. 
Đạo Phật khuyên rằng, ngày nào cũng là ngày tốt, tháng nào cũng là tháng tốt và không có ngày, tháng nào xấu. Ngày xấu hay ngày tốt đều do quan niệm mà ra. Trong mỗi người bao giờ cũng có những phước đức, nếu có tâm, tích phước thì ma quỷ cũng phải sợ. Thay vì những kiêng kị không có cơ sở, mọi người nên làm điều thiện, tích đức.



Thứ Năm, 27 tháng 8, 2015

Cúng rằm tháng 7 vào ngày 14 hay 15 Âm lịch?

Cúng rằm tháng 7 vào giờ nào, cúng ngày 14 hay 15 tháng 7 Âm lịch là băn khoăn của nhiều người. Bài viết sau giúp bạn hiểu thêm và chọn thời điểm cúng rằm tháng 7 đúng.

Cúng rằm tháng 7 vào ngày nào?

Theo Đại đức Thích Tâm Kiên, Trụ trì chùa Một Cột (hay Diên Hựu - Ba Đình - Hà Nội) cho hay, tín ngưỡng dân gian Việt Nam coi tháng 7 là “tháng cô hồn” hay tháng “ma quỷ”.
Còn trong đạo Phật thì tháng 7 được coi là tháng lễ Vu Lan báo hiếu gắn liền với chuyện của Tôn giả Mục Kiền Liên cứu mẹ diễn ra từ thời Đức Phật còn tại thế.
Lễ Vu Lan và lễ cúng cô hồn là hai lễ cúng hoàn toàn khác nhau. Một đằng là để cầu siêu cho cha mẹ và ông bà bảy đời, một đằng là để bố thí cho những vong hồn không ai thờ cúng. Một đằng là báo hiếu, một đằng là làm phúc. Do hai lễ đó trùng trong ngày rằm tháng 7 nên nhiều người thường lầm tưởng rằng hai lễ đó là một.
Theo truyền thuyết dân gian về khoảng thời gian từ mùng 2/7 là thời điểm Diêm Vương ra lệnh bắt đầu mở Quỷ Môn Quan “thả cửa” cho ma quỷ và kết thúc sau 12 giờ đêm của rằm tháng 7 các ma quỷ phải quay lại địa ngục.
Mâm cỗ cúng rằm tháng 7 - Ảnh minh họaMâm cỗ cúng rằm tháng 7 - Ảnh minh họa

Cúng rằm tháng 7 vào ngày 14 hay 15?

Tính từ ngày 2 - 14/7 âm lịch là các ngày "mở cửa địa ngục", các cô hồn được xá tội, thoát về dương thế, vảng vất khắp nhân gian.
Vì tin là ngày mở cửa ngục ân xá cho vong linh nên dân gian sắm cỗ cúng các vong linh không nhà cửa không nơi nương tựa để được bình an, ma quỷ không quấy phá.
Ở miền Bắc cúng thổ công, gia tiên, ông bà, mọi người thường cúng trước ngày rằm tháng Bảy.
Đúng ngày rằm tháng Bảy, Phật tổ xá tội vong nhân trong vòng 1 ngày, mọi linh hồn kể cả tội lỗi, quỷ dữ dạ xoa đều được tự do, vì vậy nên nếu cúng các cụ đúng ngày này thì sợ bị những linh hồn này phá phách, rước thêm âm binh và cô hồn vào trong nhà mình cho dù ta đã cúng cháo cho họ, vậy nên các cụ có thể không nhận được gì con cháu cúng tế.
Vì vậy các gia đình thường làm lễ cúng trước ngày rằm.
Cũng theo quan niệm dân gian thì vào ngày rằm tháng 7 sẽ có rất nhiều vong hồn được "thả" đi lang thang nên nếu ta hóa vàng mã vào ngày này thì sẽ bị cướp, giật mất người thân khó nhận. Do vậy trên quần áo, đồ đạc hàng mã thường sẽ ghi rõ tên người nhận, khi cúng cũng đọc rõ tên và xin phép các thần linh thổ địa cho phép vong vào nhận đồ, cúng trước và hóa trước để người thân dễ nhận được.

Cúng rằm tháng 7 vào giờ nào mới đúng?

Theo Đại đức Tâm Kiên, lễ Vu Lan cầu siêu, báo hiếu tổ tiên nên thực hiện ban ngày.
Còn lễ cúng bố thí cho các cô hồn khi tại thế thất cơ lỡ vận, không nơi nương tựa và chịu nhiều oan trái trong xã hội… nên cúng vào buổi chiều tối hoặc tối hẳn.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh cho rằng, đây là theo quan niệm của dân gian, bởi ban ngày có ánh sáng, ánh nắng mặt trời rất mạnh trong khi các cô hồn được "mở cửa ngục" thả ra rất yếu.
Vì thế, nếu cúng ban ngày, các cô hồn vì sợ ánh sáng, ánh nắng sẽ không dám đến đón nhận những đồ vật phẩm cúng bố thí của các gia đình.
Tuy nhiên dù chọn giờ nào thì việc cúng cô hồn đều phải diễn ra trước 12g đêm ngày 15/7.
Mâm cỗ cúng ngoài trời - Ảnh minh họaMâm cỗ cúng ngoài trời - Ảnh minh họa

Cúng rằm tháng 7 ở nhà hay ở chùa trước?

Cố Đại lão Hòa thượng Thích Thanh Tứ đã từng dạy rằng: “Ngày Rằm tháng 7 không phải ở chỗ mâm cao cỗ đầy, mà ở thái độ và lương tâm của mỗi người.Trong ngày này, các gia đình nên lên chùa làm lễ Vu Lan, cầu siêu tỏ lòng báo hiếu đến cha mẹ, ông bà, tổ tiên… vào ban ngày, sau đó về nhà làm một mâm cơm chay thắp hương lên bàn thờ Phật và bàn thờ người thân.
Riêng việc thiết lập mâm lễ cúng cho những cô hồn chưa siêu thoát thì nên thực hiện vào buổi chiều tối. Mâm lễ cúng cô hồn nên đặt ngoài sân, không đặt ngoài bậu cửa. Nếu không muốn cúng cô hồn tại nhà có thể cúng tại chùa.” Việc cúng Vu Lan báo hiếu tại tư gia nên thực hiện theo các khóa lễ sau: cúng Phật, cúng thần linh, cúng gia tiên, cúng thí thực cô hồn và phóng sinh.
Cúng Phật
Vào ngày rằm tháng Bảy, sắp một mâm cơm chay hoặc đơn giản hơn là mâm ngũ quả để cúng Phật tại nhà. Khi cúng, tốt nhất là đọc một khoá kinh - Kinh Vu Lan - để hiểu rõ về ngày Báo hiếu, hồi hướng công đức cho những người thân trong quá khứ được siêu sinh.
Cúng thần linh, gia tiên
Một số người Việt Nam tin rằng mỗi năm, cứ đến tháng 6 - 7 âm lịch là vào vụ thu hoạch mùa màng. Để công việc được may mắn, không gặp trắc trở, người dân thường cầu xin thần linh, thổ địa... bắt giam những yêu ma, oan hồn lại cho khỏi quấy nhiễu.
Đến đúng ngày 15/7, mọi việc phải được hoàn tất, đó cũng là lúc "ông thần tha ma, chủ nhà tha thợ cấy", "mở cửa ngục xá tội vong nhân". Vào ngày này, người ta thường làm một lễ cúng tạ ơn các thần linh, và một mâm tưởng nhớ ông bà tổ tiên để cầu nguyện cho các vong hồn siêu thoát và cầu bình an cho gia đình. Vì vậy nên đa phần các gia đình thường cúng cơm mặn, nhưng theo giáo lý nhà Phật việc cúng chay tốt hơn.


Những điều cấm kỵ khi đi lễ chùa ngày rằm tháng 7

Người đi lễ cần trang bị cho mình một số nguyên tắc khi thắp hương, sắm lễ và quá trình lễ bái tại chùa trong những ngày rằm, mùng một, ngày lễ Tết…

Sắm lễ chay cúng rằm tháng 7
Đến dâng hương tại các chùa chỉ được sắm các lễ chay: Hương, hoa tươi, quả chín, oản phẩm, xôi, chè… Không được sắm sửa lễ mặn như cỗ tam sinh (trâu, dê, lợn), thịt gà, giò, chả…
Mâm lễ chay được chuẩn bị để dâng hương tại chùa. Ảnh minh họa
Tuyệt đối không được dâng đặt lễ mặn ở khu vực Phật điện (chính điện), tức là nơi thờ tự chính của ngôi chùa. Trên hương án của chính điện chỉ được dâng đặt lễ chay, tịnh.
Việc sắm sửa lễ mặn chỉ có thể được chấp nhận nếu như trong khu vực chùa có thờ tự các vị Đức Ông, Thánh, Mẫu và chỉ dâng đặt tại ban thờ hay điện thờ.
Những điều cần lưu ý khi đi lễ chùa
Vào chùa nên đi từ cửa bên, không đi cửa chính giữa; đồng thời không dẫm lên bậu cửa khi bước vào, phải bước qua bậu cửa, nếu không chắc chắn phạm tội bất kính.
Hoa tươi lễ Phật là hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa ngâu… không dùng các loại hoa tạp, hoa dại.
Không nên sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ để dâng cúng Phật tại chùa. Nếu có sửa lễ này thì thí chủ đặt ở bàn thờ thần linh, Thánh Mẫu hay ở bàn thờ Đức Ông.
Tiền thật cũng không nên đặt lên hương án của chính điện, mà nên bỏ vào hòm công đức.
Khi đứng khấn vái, không nên đứng thẳng ban thờ mà nên đứng chếch sang một bên. Ảnh minh họa
Chỉ cắm hương vào bát, nếu bát hương có hương rồi không cần cắm tiếp. Không cắm hương tùy tiện vào tay tượng, gốc cây, hay đồ lễ...
Vào Phật đường, tam bảo không nên đi giày dép, nhai trầu, hút thuốc. Tam bảo là nơi tôn nghiêm, có giới hương, định hương, chân hương, đòi hỏi phải trì giới để di dưỡng thanh tịnh, tuyệt đối không gây ồn ào, hỗn tạp.
Vào Phật đường, đi vòng quanh tượng Phật, khu vực tam bảo, đi từ phải sang trái, niệm tên Phật “A di đà phật” sẽ được hưởng 5 điều phúc đức:
Hậu sinh đoan chính, đẹp; lời ăn tiếng nói rõ ràng dễ nghe; hóa sinh thăng thiên; có thể được sinh ra trong gia đình quyền quý; siêu sinh đạo Niết Bàn.
Không đứng hoặc quỳ chính giữa Phật đường lễ Phật, đó là vị trí tối cao của trụ trì.
Đi lễ chùa phải ăn mặc giản dị, sạch sẽ.
Không lấy cành lộc mang về đặt lên ban thờ nhà mình. Cành lộc chứa nhiều trường khí âm, bất lợi cho gia tiên, thần linh tại gia.
5 bước hành lễ khi đi chùa
1. Đặt lễ vật: Thắp hương và làm lễ ở ban thờ Đức Ông trước.
2. Sau khi đặt lễ ở ban Đức Ông xong, đặt lễ lên hương án của chính điện, thắp đèn nhang.
3. Sau khi đặt lễ chính điện xong thì đi thắp hương ở tất cả các ban thờ khác của nhà Bái đường. Khi thắp hương lên đều có 3 lễ hay 5 lễ. Nếu chùa nào có điện thờ Mẫu, Tứ phủ thì đến đó đặt lễ, dâng hương cầu theo ý nguyện.
4. Cuối cùng thì lễ ở nhà thờ Tổ (nhà Hậu).
5. Cuối buổi lễ, sau khi đã lễ tạ để hạ lễ thì nên đến nhà trai giới hay phòng tiếp khách để thăm hỏi các vị sư, tăng trụ trì và có thể tùy tâm công đức.


Thứ Tư, 26 tháng 8, 2015

Rằm tháng Bảy có nên cúng chúng sinh tại nhà?

Cúng chúng sinh là một hoạt động tâm linh, phổ biến vào tháng Bảy (Âm lịch) nhằm làm phúc cho các cô hồn lang thang. Nhưng nếu gia chủ không biết cúng sẽ vô tình rước "vong" vào nhà.


Gia chủ chỉ nên cúng chúng sinh ngoài trời và khi cúng đóng cửa nhà để cô hồn đến rồi đi, không vào nhà quấy nhiễu. Ảnh: T.G
Gia chủ chỉ nên cúng chúng sinh ngoài trời và khi cúng đóng cửa nhà để cô hồn đến rồi đi, không vào nhà quấy nhiễu. Ảnh: T.G
Cúng cô hồn ở đâu?
Theo ông Nguyễn Cung Hà (Phó Giám đốc Trung tâm UNESCO nghiên cứu và Ứng dụng văn hóa Á Đông, Phó Chủ nhiệm bộ môn Cận tâm lý - Viện Nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng con người), tháng Bảy (Âm lịch) có hai lễ lớn là lễ Vu Lan và lễ cúng chúng sinh, hai lễ này hoàn toàn khác nhau.
Lễ Vu Lan gắn với tích về Mục Kiền Liên cứu mẹ. Dân gian làm lễ Vu Lan nhằm cầu siêu cho gia tiên siêu thoát, tưởng nhớ đến công đức sinh thành của cha mẹ, tổ tiên... là bố thí thức ăn cho những vong hồn không ai thờ cúng (như bị chết oan, chết đói khát, bom đạn… lưu vong đất khách quê người... và rất nhiều vong hồn dạng này nên còn gọi là cúng chúng sinh).
Dịp lễ, Tết, cúng giỗ thường có mâm cỗ cúng cô hồn, nhưng lớn nhất là Rằm tháng Bảy, trùng với lễ Vu Lan báo hiếu của Phật giáo nên nhiều người nhầm hai lễ này là một, còn hiểu sai về cách cúng cô hồn.
Theo quan niệm dân gian, được tính từ 1/7 (Âm lịch) đến hết tháng, nhưng nhiều người chọn vào ngày Rằm tháng Bảy là thời điểm tất cả các vong hồn được về nhân giới, trong đó có rất nhiều quỷ đói. 
Dịp này người dương gian cúng đồ ăn để không bị ma quỷ quấy nhiễu. Nhưng không phải vong hồn nào cũng thiện chí nhận đồ cúng, có những vong không hài lòng thì phá phách, quấy nhiễu gia chủ.
Theo bà Trịnh Thị Lan (Viện Nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng con người), người dân nên cúng cô hồn tại chùa, điện, phủ hoặc có thầy cúng, bởi việc cúng cô hồn rất phức tạp, không biết mời cô hồn đi là gia chủ tự rước vong vào nhà quấy nhiễu gia đình, chứ không phải được cô hồn phù hộ như nhiều người lầm tưởng. 
Thực sự chỉ có gia tiên mới phù hộ con cháu. Còn cô hồn được mời ăn uống thì đến, ngon thì lần sau đến tiếp và đến nhiều hơn, không ngon thì họ chê, phá.
Chỉ có chùa, đền, điện, miếu, phủ có sư, có thầy đủ pháp, năng lực dụ ma quỷ ăn uống, nghe tụng kinh để giác ngộ quy Phật. Còn phần lớn người dân thực hiện theo mê tín và hậu quả là khó lường. 
Việc cúng cô hồn không đúng cách không chỉ lãng phí thời gian, công sức, tiền bạc mà làm đảo lộn trật tự nơi âm giới (vì chúng sinh chỉ được đến những nơi đúng luật giới để hưởng thức ăn, đồ dùng, nay con người tùy tiện cúng lễ nên họ đến nhà dân nhiều, quấy nhiễu dương gian).
Việc bố thí cô hồn phương pháp đúng là cầu nguyện cho họ sớm siêu thoát. Việc cầu siêu cũng cần phải có năng lượng mạnh của các bậc tu hành đắc đạo mới làm được. Những người tu hành chưa tới thì không đủ năng lực cầu siêu dù họ cũng đọc chú đúng và đủ, cũng thiết tha thương cảm, cầu nguyện…
Nên cúng vào buổi chiều tối
Trong trường hợp nhiều gia đình không đăng ký được các khóa cầu siêu, cúng chúng sinh tại chùa và muốn làm ở nhà, bạn nên làm theo thứ tự sau: Đi chùa buổi sáng làm lễ cầu siêu, báo hiếu gia tiên. Sau đó về nhà thắp hương tưởng nhớ người đã mất. Chiều tối - theo dân gian thời điểm này nắng đã nhạt, các vong hồn mới dễ dàng tụ lại nhận được đồ mà các gia chủ cúng bố thí cho.
Đồ cúng cô hồn có hương, hoa, đèn, gạo, muối, nước, xôi, bỏng nẻ, giờ có thêm bim bim, ít trái cây… nhưng không thể thiếu món cháo loãng, nước mía.
Không nên cúng đồ mặn, không cúng xôi gà vì dân gian cho rằng cúng đồ ăn mặn sẽ khơi dậy "tham, sân, si" khiến cô hồn khó siêu thoát, mà cứ quanh quẩn quấy nhiễu người trên dương thế (nhà chùa, nhà theo đạo Phật thường cúng chay). Kết thúc lễ cúng cô hồn là vãi gạo, muối tứ phương tám hướng. Tránh rắc vào trong nhà vì dân gian cho như vậy là đưa vong vào nhà.
Lưu ý là khi cúng cô hồn tại nhà thì mâm lễ phải đặt ở ngoài sân, ngoài đường, không quy định hướng lễ. Tuyệt đối không đặt ở bậu cửa và chỉ thực hiện sau khi thực hiện các khóa lễ cúng Phật, cúng thần linh, cúng gia tiên, cúng thí thực cô hồn và phóng sinh. 
Dân gian cũng quan niệm người cúng không nên ăn đồ cúng cô hồn, không đem đồ cúng đó vào nhà (nếu không ai giành giật thì bỏ vào túi cho người ăn mày).
Các nhà tâm linh khuyên, khi thực hiện lễ cúng "cô hồn", mọi người dân cần lưu ý:
- Chỉ nên cúng chúng sinh ngoài trời, khi cúng đóng cửa nhà (nhà có ngõ thì mở cửa ngõ), để cô hồn đến rồi đi, không vào nhà quấy nhiễu.
- Nên cúng buổi chiều, tối và không nên cúng sau 21 giờ thì các cô hồn mới dễ nhận được đồ cúng.
- Cúng chúng sinh xong, đốt đồ mã ngay tại chỗ để các cô hồn nhận và đi ngay.
- Cúng chúng sinh xong vẩy muối gạo ra xa 8 hướng bố thí và tán vong.
- Không cho trẻ con, phụ nữ có thai và người già có mặt khi cúng cô hồn, vì dễ bị cô hồn trêu chọc.


Kiêng kỵ tháng cô hồn chỉ để giải quyết vấn đề tâm linh

“Người xưa thường quan niệm “có thờ có thiêng, có kiêng có lành” trong tháng cô hồn, tuy nhiên cũng đừng vì sợ ma quỷ mà gò bó mình”, GS Ngô Đức Thịnh chia sẻ.

Kiêng để giải quyết vấn đề tâm linh
Dân gian gọi tháng bảy âm lịch là tháng của ma quỷ hay “tháng cô hồn” hoặc “mở cửa mả”. Quan niệm dân gian cho rằng, tháng cô hồn là tháng ma quỷ, không đem lại may mắn và phải kiêng kỵ như: Không treo chuông gió đầu giường, không đi chơi đêm, không nhổ lông chân, không phơi quần áo, không bơi lội… 
Ngoài ra, tùy theo vùng miền còn có các kiêng kỵ như không khởi công, khánh thành nhà mới, xây dựng gia đình, không mở cửa hàng kinh doanh trong tháng cô hồn...
Cô hồn, kiêng kỵ, tháng 7, 13 điều cấm, chuyên gia, lý giải
Nhiều người quan niệm tháng cô hồn không đốt vàng mã. Ảnh minh họa
Theo GS Ngô Đức Thịnh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn văn hóa tín ngưỡng Việt Nam cho rằng, những kiêng kỵ nêu trên trong tháng cô hồn chỉ để giải quyết vấn đề tâm linh. Nếu kiêng được, tâm lý sẽ vui vẻ hơn.
GS Ngô Đức Thịnh cho hay, “Người xưa thường quan niệm “có thờ có thiêng, có kiêng có lành” trong tháng cô hồn, tuy nhiên cũng đừng vì sợ ma quỷ mà gò bó mình. Điều này là không nên bởi cũng có người có thể gặp tai họa vì kiêng quá mức.
Hơn nữa, trong khoa học, chưa ai chứng minh nếu không kiêng được những điều cấm kỵ trong tháng 7 âm lịch thì sẽ bị gặp họa do ma quỷ gây ra. 
Ngay cả những việc cần kiêng kỵ trên cũng chỉ mang tính chất tương đối theo quan điểm của từng vùng miền hay cá nhân mà thôi. Trong khoa học, chưa ai chứng minh nếu không kiêng được những điều cấm kỵ trong tháng 7 sẽ gặp họa. Ngược lại, chưa ai chứng minh nếu kiêng được những điều cấm kỵ sẽ gặp an lành”.
Chuyên gia phong thuỷ Nguyễn Cung Hà cũng cho rằng, kiêng kỵ vào tháng bảy tùy vào từng lĩnh vực cụ thể chứ không phải cái gì cũng kiêng.
Ông Nguyễn Cung Hà chia sẻ: “Trước hết, tháng Bảy là tháng mưa ngâu. Các cụ ta xưa thường cho rằng, không nên xây nhà, đổ mái, cưới xin vì để tránh mưa ngâu. Thứ hai, theo quan niệm dân gian gọi tháng Bảy là “tháng cô hồn”, Diêm Vương mở cửa ngục, hoặc tết Vu Lan báo hiếu. 
Tất cả địa ngục được mở, vong linh, cô hồn, những người chết không được thờ tự, mất dấu, không tên, sống lang bạt, vong linh đi lại tự do. Chính vì quan niệm trên, mà dân gian rất kiêng kỵ, tránh tiến hành những việc đại sự của bản thân, gia đình trong tháng này để không bị vong quấy, vong nhập, vong xúi quẩy để tránh điều không may mắn.
“Cái gì thuộc về kinh nghiệm dân gian, nhất là khía cạnh tâm linh người ta đã kiêng kỵ rồi thì mình nên theo, còn trong những trường hợp bất đắc dĩ phải làm thì sẽ có cách để hóa giải, không nên cứng nhắc.
Thực ra, những cái ông bà ta kiêng kỵ nó thường liên quan đến thời tiết, thiên địa nhân, như động thổ, xây nhà, cưới xin. Còn bàn về kiêng kỵ có rất nhiều điều kiêng, xét về mỗi cá nhân trong tháng nào cũng có điều, có ngày người ta phải kiêng. 
Do đó, cứ hễ tháng Bảy là dừng lại mọi hoạt động thì đó là điều hoàn toàn phi lý. Đặc biệt, các giao dịch như chứng khoán, ô tô, hay các hoạt động mua sắm khác không liên quan gì”, ông Nguyễn Cung Hà quan niệm,
Trong khi đó, GS.TS Phạm Đức Dương, chuyên gia về Ngôn ngữ dân tộc và Đông Nam Á lại cho rằng: "Ai cũng có thể có đức tin của mình song không nên sa đà vào mê tín. Nhiều khi chính sự sa đà quá mức sẽ khiến họ vuột mất cơ hội tốt, vận may một đi không trở lại".
Kiêng kỵ là phản khoa học
Theo Hòa thượng Thích Thanh Nhã, Ủy viên thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trụ trì chùa Trấn Quốc cho rằng, theo quan niệm của đạo Phật, trong tháng 7, người dân không phải kiêng những điều như quan niệm dân gian vẫn đồn đoán.
Hòa thượng Thích Thanh Nhã cho biết, đạo Phật không tin có tháng cô hồn. Nhà Phật chỉ dạy, con người không sát sinh vào ngày rằm, mồng 1, không làm điều trái, sống có phúc đức.
“Nếu làm được như vậy, ai cũng được điều lành, điều tốt, tâm lý bình an”, Hòa thượng Thích Thanh Nhã nói.
Cô hồn, kiêng kỵ, tháng 7, 13 điều cấm, chuyên gia, lý giải
Nhiều người quan niệm tháng cô hồn không nên nhặt tiền rơi vãi. Ảnh minh họa
Do đó, Hòa thượng Thích Thanh Nhã khuyên người dân không phải kiêng kỵ bất cứ điều gì trong tháng 7. “Những điều kiêng đều do dân gian tự đặt ra chứ không có thuyết nào dạy như thế. Những ngày xấu, ngày tốt là do quan niệm chứ đạo Phật không dạy con người kiêng kỵ trong tháng 7. 
Đạo Phật khuyên rằng ngày nào cũng là ngày tốt, tháng nào cũng là tháng tốt và không có ngày tháng nào xấu. Trong mỗi người bao giờ cũng có những phước đức, nếu có tâm, tích phước, thì ma quỷ cũng phải sợ. Thay vì làm những điều kiêng kị không có cơ sở, mọi người nên làm điều thiện, tích đức, báo hiếu cha mẹ”.
Thượng toạ Thích Thanh Duệ, Phó Trưởng ban Nghi lễ Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng chia sẻ: "Dân gian quan niệm tháng Bảy là tháng ma quỷ hành hoành khắp nơi nên làm việc gì cũng không tốt.
Thực tế, ngày xấu hay ngày tốt đến do quan niệm mà ra, hơn nữa Phật đã khuyên rằng ngày nào cũng là ngày tốt, tháng nào cũng là tháng tốt và không có ngày tháng nào xấu. Kiêng kỵ là phản khoa học".