DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE

Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản miễn phí cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí

Thứ Hai, 29 tháng 2, 2016

Treo ấn đền Trần thế nào để thăng quan tiến chức?

Ấn đền Trần tối kỵ để ở trên bàn thờ. Các chuyên gia phong thủy sẽ gợi ý cho bạn cách treo ấn đền Trần đúng nhất, chính xác nhất.

Theo thông tin từ xa xưa truyền lại, ấn đền Trần có từ thời nhà Trần với ý nghĩa là cầu mong cho thiên hạ thái bình, thịnh trị, mọi người, mọi nhà bước sang năm mới mạnh khỏe, lao động, sản xuất, học tập, công tác tốt. Trải qua hàng trăm năm, lễ khai ấn vẫn được người dân duy trì và trở thành một tập tục đẹp trong những ngày đầu năm mới của người Việt.
Tuy nhiền người phải chen lấn để có được ấn nhưng không phải ai cũng biết cách bày, cách đặt ấn. Nhiều người vẫn không biết ấn đền Trần để ở đâu trong nhà.
Treo an den Tran the nao de thang quan tien chuc?
Hình ảnh ấn đền Trần. 

Chuyên gia phong thủy Nguyễn Tài Căn đã đưa ra gợi ý treo ấn đền Trần.
Theo vị này có thể dán Ấn trên tường, sau lưng ngồi làm việc. Nếu muốn tăng tài lộc dán ở chính Tây; Thăng quan tiến chức dán ở chính Bắc; Để tăng cường sức khỏe dán ở hướng Đông Nam.
Đặc biệt, theo vị chuyên gia này, không nên đặt Ấn nên bà thờ tổ tiên vì không đúng lễ nghĩa.
Còn theo chuyên gia Nguyễn Mạnh Linh, Trưởng Phòng Phong thủy Kiến trúc, Viện Quy hoạch & Kiến trúc Đô thị thì khi có ấn đền Trần nên dán trên tường hoặc đóng trong khung ảnh treo lên tường. Nếu không quan tâm đến phong thủy, bạn có thể treo gần vị trí làm việc. Đặt tại cơ quan hay phòng làm việc ở nhà đều được. Nên hướng vào mình, hay hướng vào tủ sách, hoặc có thể hướng ra cửa.
Nếu muốn sử dụng hiệu quả hơn theo phong thủy, tùy theo mục đích sử dụng mà dán ở các vị trí khác nhau. Ví dụ, để tăng tài lộc thì dán ấn ở chính Bắc, nếu để hỗ trợ nghề nghiệp, học hành dán ở Tây Bắc.
Ông cũng cho rằng không nên đặt ấn lên bàn thờ, như đã nói ở trên. Không dán hướng vào nhà vệ sinh, dán trên tường nhà vệ sinh. Không gấp để trên bàn, càng không nên gấp để ví, để trên ôtô, vì có trường khí âm dễ gây ra sự cố khi đi lại.
Tuy nhiên những năm qua việc phát ấn đền Trần với ý nghĩa ban đầu đã bị biến tướng. Người dân tứ phương đổ xô về đền Trần cầu mong tài lộc, thăng quan tiến chức; dẫn đến các hiện tượng tranh cướp, thật giả lẫn lộn. Đã có nhiều đề nghị nên dừng lễ phát ấn đền Trần nhưng đến nay vẫn chưa ngả ngũ.



Phương pháp tự nghênh sao tiếp phúc

Nếu có thể, cắm nến theo hình vẽ (các dấu 。) trên hình ảnh các sao càng tốt.(từ trái sang phải, sao Thái âm, Mộc đức, Thủy diệu).
Tục ngữ nói "Phúc do mình tự cầu", mỗi người có thể tự giải hạn sao xấu thì cũng có thể tự làm lễ nghênh sao tốt, tiếp phúc sinh vượng cho vận niên của mình. Dù là dâng sao giải hạn hay nghênh sao tiếp lộc, tiến chủ tự mình thủ lễ riêng bao giờ cũng đạt hiệu quả cao hơn, đồng thời tránh được "tác dụng ngược" trong các hoạt động tập thể, ô hợp...
    Theo Ngọc hạp toán yếu (bản khắc in năm Kỷ Mão 1939 - niên hiệu Bảo Đại thứ 14), vũ trụ có 9 sao gọi là "cửu diệu tinh quân", hàng năm lưu chiếu theo tuổi và giới tính của từng người, có ảnh hưởng tốt - xấu khác nhau.
    Sách này hướng dẫn: Lễ tế sao quan trọng ở đèn nến, cầu bảo hộ bình an, tăng phúc tăng thọ. Nam (nữ) làm lễ tế sao phải nhằm ngày sao đó giáng trần (làm chung vào một ngày hiệu quả sẽ rất thấp), lấy sự thành kính, trang nghiêm làm trọng. Sao xấu thì làm lễ hóa giải, sao tốt thì nghênh phong tiếp lộc...
    Trong bài "Phương pháp tự giải sao hạn" chúng tôi đã giới thiệu cách tính sao chiếu mệnh hàng năm đối với từng người; hướng dẫn nghi thức, đồ lễ, văn khấn, ngày giờ làm lễ giải hạn các sao Thái bạch, Thổ tú, Hỏa tinh (Vân hán), La hầu và Kế đô. Trong bài này, chúng tôi giới thiệu những nội dung liên quan của các sao tốt chiếu mệnh hàng năm để bạn đọc tham khảo; đồng thời có thể vận dụng phương pháp, nghi thức, văn khấn... như đối với lễ giải sao hạn để nghênh lộc, tăng vận niên cho bản thân.
    Lưu ý, muốn hành lễ đạt hiệu quả cao, tránh tác dụng ngược, vào đêm sao giáng trần (sao không giáng trần ban ngày) bày hương án ở nơi thanh tĩnh, sạch sẽ và tự mình làm lễ.
    Các sao tốt gồm Thái dương, Thái âm, Mộc đức và Thủy diệu. Tính chất, ảnh hưởng của các sao tốt:
    Thái dương (Dương quý nhân): Ngũ hành thuộc hỏa, chủ về việc đi làm ăn ngoài địa phương nơi mình ở phát tài; gia đình có thể tăng nhân khẩu; vạn sự hòa hợp. Thái dương chủ yếu tốt đối với nam giới, gọi là “hỉ sự trùng trùng”; với nữ giới dễ gây “tai ương”. Nữ giới vào những năm sao Thái dương chiếu mệnh phải làm lễ dâng sao giải hạn, thay vì lễ cầu phù hộ.
    Thái âm (Âm quý nhân): Ngũ hành thuộc âm thủy, mọi việc như ý, nhất là công danh, cầu tài cầu lộc, đầu tư buôn bán, du lịch, ngoại giao… Nhưng Thái âm cũng chủ yếu lợi đối với nam giới; nữ giới gặp năm Thái âm chiếu mệnh rất dễ xảy tai ách, nhất là về việc thai sản (làm lễ hóa giải sẽ biến xấu thành tốt).
    Mộc đức: Ngũ hành thuộc mộc, là sao quý nhân, chủ về phát tài phát lộc, vượng nhân khẩu, trạch vận hưng vượng. Tuy nhiên, Mộc đức chiếu mệnh, nam phải đề phòng các bệnh về mắt; nữ phòng tai nạn đổ máu. Năm mộc đức chiếu mệnh mà kết hôn thì vợ chồng hòa hợp, con cháu bình an.
    Thủy diệu: Ngũ hành thuộc thủy, là sao phúc lộc, chủ về tài vận, cơ hội tái phát triển sản xuất kinh doanh. Nam giới gặp vận hội làm ăn, giao du bạn bè có tài có lộc. Nữ giới nhiều tai nạn, nhất là chuyện khẩu thiệt tranh cãi kiện tụng. Nam nữ phải cẩn thận đề phòng khi đi trên sông nước. Đề phòng nội, ngoại trong gia tộc có thể xảy ra việc hiếu.
    Hàng tháng, vào ngày sao giáng hạ, người làm lễ tắm gội sạch sẽ, trang phục ngay ngắn, thành tâm thủ tín, chuẩn bị hương án (hoặc mâm), mua sắm lễ vật để tiến hành nghi lễ theo hướng dẫn. (Xem lại bài "Phương pháp tự giải sao hạn" LĐĐS số 06/2016 ra ngày 18.2). Dùng giấy màu cắt thành bài vị, trên bài vị ghi rõ tên sao. Thắp nến và bày lễ vật như trầu nước, rượu, phẩm quả. Bày hương án, bài vị ở hướng sao giáng trần, đốt hương, quay về hướng sao giáng trần khấn Nôm.
    Ngày giờ, phương hướng, tên các sao cần viết trên bài vị và số lượng đèn nến cần sử dụng như sau:
    Sao Thái dương: Giáng trần ngày 27 âm lịch hàng tháng. Dùng giấy màu vàng làm bài vị, trên bài vị ghi: Nhật cung Thái dương Thiên tử tinh quân. Thắp 12 ngọn nến. Bày hương án quay về hướng đông làm lễ tế.
    Sao Thái âm: Giáng trần ngày 26 âm lịch hàng tháng. Dùng giấy màu vàng làm bài vị, trên bài vị ghi: Nguyệt cung Thái âm Hoàng hậu tinh quân. Thắp 7 ngọn nến. Bày hương án quay về hướng tây làm lễ tế.
    Sao Mộc đức: Giáng trần ngày 25 âm lịch hàng tháng. Dùng giấy màu xanh làm bài vị, trên bài vị ghi: Đông phương giáp ất Mộc đức tinh quân. Thắp 20 ngọn nến. Bày hương án quay về hướng đông làm lễ tế.
    Sao Thủy diệu: Giáng trần ngày 21 âm lịch hàng tháng. Dùng giấy màu đen làm bài vị, trên bài vị ghi: Bắc phương nhâm quý Thủy đức tinh quân. Thắp 7 ngọn nến. Bày hương án quay về hướng bắc làm lễ tế.



    Chủ Nhật, 28 tháng 2, 2016

    Xem tướng chân bói vận giàu sang phú quý

    Một người có được cuộc sống giàu sang phú quý hay không, ngoài xem tướng mạo, chỉ tay thì tướng chân cũng rất quan trọng.
    Nếu bàn chân nhỏ mà dày, dài và mềm mại, vân chân nhiều, mu bàn chân có lông mao, đây chính là đôi chân tượng trưng cho vận giàu sang phú quý.
    Bàn chân ngắn và cứng, dày mà lại cong, lòng bàn chân không có vân, vận thế sẽ chẳng ra gì.
    Gan bàn chân cao đầy và cong vồng, ngón chân dài, chính tâm lòng bàn chân màu tối sẫm thì nhất định sẽ có chức vụ cao.
    Xem tuong chan boi van giau sang phu quy
    Ảnh minh họa. 
    Lòng bàn chân mỏng mà dài thì người này thường là kẻ vô tình.
    Đầu ngón chân mà nhỏ dài là người có trách nhiệm cao, độ tin cậy và trung thành cũng rất cao.
    Đầu ngón chân tròn đầy là người có nhân mệnh rất tốt, là người sẽ được sống cảnh có người cơm bưng nước rót tận nơi.
    Những người có ngón chân chính giữa cao và dài hơn hẳn các ngón khác trong bàn chân thì số vô cùng vất vả. Sống thì bôn ba khắp nơi, chết dễ gửi thân nơi đất khách.
    Lòng bàn chân có nốt ruồi đen là người suốt ngày đi đây đó, có nhiều cơ hội ngao du sơn thủy không chỉ trong nước mà còn ở nước ngoài.
    Nếu móng chân đặc biệt to, thì người này cá tính cực kỳ cố chấp, tính cách cũng thô bạo, có dã tâm chiếm hữu và lao lên làm lãnh đạo rất cao.
    Lòng bàn chân phẳng, cả đời sẽ bình yên êm đềm nhưng cần phải chú ý và điều chỉnh mối quan hệ cha con.


    Làm gì để tránh sai lầm khi cúng sao giải hạn?

    Các chuyên gia tâm linh cho rằng, có thể giúp bạn khắc chế các sao xấu đó. Tuy nhiên, có nhất thiết phải cúng sao giải hạn như cách nhiều người đang làm hiện nay không?
    Có thật “sao xấu” ảnh hưởng đến con người?
    Quan niệm của người Phương Đông, có 9 vì sao chiếu mệnh luân phiên ảnh hưởng đến con người. Theo tín ngưỡng của người Ấn Độ thì La Hầu, Kế Đô là các A-tu-la (các thần) có quyền năng và sức mạnh khủng khiếp, có thể nuốt cả mặt trời và mặt trăng, có xu hướng biến mọi vật trở thành hỗn loạn, huyền bí… Tiến sĩ Vũ Thế Khanh, Tổng Giám đốc Liên hiệp Khoa học công nghệ tin học ứng dụng (UIA) cho rằng, sao La Hầu và Kế Đô là điển hình cho sự tham vọng, dung tục, mưu mẹo, mánh lới… là những đặc tính biến dị trong quy luật sinh học nên dễ gây biến động, dịch bệnh, cải cách, đổi thay… và chuyển hóa rất mạnh.
    Lam gi de tranh sai lam khi cung sao giai han?
    Ảnh minh họa. 
    Còn sao Thái Bạch (sao Kim, hung tinh) là chủ về mọi chuyện không như ý, thất thoát, hao tài tốn của, đại kỵ nhất là nữ. Hạn sao Thái Bạch lớn hơn cả hạn sao La Hầu, bởi trong công việc có người quấy phá, xúc xiểm, phá rối, hao tán tiền của, đề phòng quan sự. Chính vì thế nên mới có câu “sao Thái Bạch là sạch cửa nhà”. Đối với nữ mạng mệnh Hỏa, mệnh Mộc có thể gặp bất lợi, đề phòng tiểu nhân mưu hại.
    Về lý tính các sao thì nam – nữ cùng tuổi, nhưng theo bảng tính sao thì 9 sao luân phiên có khác nhau. Các sao tốt gồm: Thủy Diệu, Thái Dương, Thái Âm, Mộc Đức; Sao trung bình có Thổ Tú; Các sao xấu có: La Hầu, Thái Bạch, Vân Hớn, Kế Đô.
    Ông Vũ Thế Khanh phân tích thì người sao La Hầu, Kế Đô rất xấu, nhưng nếu biết tận dụng cơ hội, sử dụng hợp lý thì hạn La Hầu có thể trở thành phương tiện để tạo đột biến về sức mạnh của đối tượng, chuyển nguy thành an, chuyển kẻ thù thành bạn bè. Đối với những người sao Thái Bạch chiếu mệnh thì cũng được coi là xấu nhưng với người mang mệnh Thuỷ, mệnh Kim sẽ gặp may mắn hơn.
    Cúng sao giải hạn hàng trăm triệu là mê tín!
    Đi chùa đầu năm để làm lễ cúng sao giải hạn là một tập tục xuất phát từ Trung Quốc và ngày càng phát triển tại Việt Nam. Nhiều người cho rằng, trong năm, nếu bị các “sao xấu” chiếu mệnh thì cần làm lễ cúng giải hạn để bớt các rủi ro, tai nạn. Thậm chí có người sẵn sàng chi ra hàng chục, hàng trăm triệu đồng để làm lễ giải hạn. Nhưng các nhà tâm linh cho rằng, việc làm đó đã sa vào vòng mê tín, biến cúng sao giải hạn thành việc buôn thần, bán thánh.
    Đạo Phật không có ngày nào là ngày xấu, sao nào là sao xấu mà chỉ là do mình tạo thế nào thì khi chín muồi trổ quả như thế nên không thể cầu xin mà cần nỗ lực từ bản thân mình.
    Gần đây một số chùa vận dụng việc cúng sao vào nghi lễ cầu an, là bởi các chùa xem việc cúng sao là phương tiện để giáo hóa những người cúng sao có cơ hội kính Phật, quy y Tam bảo, tin vào nhân quả, bố thí cúng dường, bỏ ác làm thiện, học giáo lý nhà Phật… Như thế việc cúng sao giải hạn đã trở thành một phương tiện tích cực truyền bá cho mục đích của họ.
    Vì vậy hiện đã có rất nhiều người là đã tự cúng sao ở nhà, với thanh bông hoa quả, bài vị sao, đèn nến theo đồ hình sao… tất cả chỉ tốn từ vài chục ngàn tới hơn trăm ngàn. Họ cũng đi lễ đầu năm, nhưng thường cầu bình an, hạnh phúc cho mọi người trong gia đình mình.
    Đạo Phật khắc chế các “sao xấu” như thế nào?
    Ông Vũ Thế Khanh cho biết, đạo Phật chỉ hướng cho phật tử tự giải hạn cho mình bằng cách tu nghiệp lành để chuyển nghiệp xấu ác đã tạo từ nhiều đời, nhiều kiếp và cả đời này, kiếp này. Các vị tăng, pháp sư, chủ sám… cũng chỉ hướng dẫn cho các tín đồ tự mình giải nghiệp, chứ không thể cầu xin vào tha lực bên ngoài. Cụ thể:
    Khắc chế sao La Hầu, Kế Đô
    – Để khắc chế được tác hại xấu của sao La Hầu, Kế Đô… thì không làm các việc phi pháp, không tàng trữ mua bán đồ quốc cấm, không tuyên truyền tà đạo…
    Để tránh thị phi, khẩu nghiệp, kiện tụng thì thực hiện hạnh từ bi, nhẫn nhục, không buôn chuyện, không nói đâm thọc, không a dua, không lươn lẹo, không ham danh vọng, suy nghĩ trước khi nói…
    Để tránh được hạn tam tai, tránh được “đồng hành lâm khổ nạn” thì không dùng tiền bạc để hối lộ, để đổi chác tư tình, không dùng mưu gian kế độc để trục lợi trong kinh doanh, trong thương trường, trong tình trường, không đồng lõa với kẻ bất lương…
    Khắc chế hao tài của sao Thái Bạch
    – Để khắc chế được hiệu ứng “hao tài” của sao “Thái Bạch sạch cửa nhà”, nên làm điều thiện, hồi hướng công đức cho gia tiên, cứu giúp người nghèo khổ, phóng sinh… (như mình đi mua hạt giống), tuy trước mắt có tốn kém nhưng đến mùa gặt sẽ bội thu. Hoặc đi làm ăn xa sẽ có tiền tài của cải, trong gia đạo thêm người.
    Khắc chế sao theo phong thủy
    Về khắc chế sao, ông Nguyễn Mạnh Linh, Trưởng phòng Phong thủy Kiến trúc (Đại học Xây dựng) đã hướng dẫn cách làm đơn giản, áp dụng khoa học phong thủy và không sa đà vào nghi lễ khó kiểm chứng.
    Theo đó 9 sao hóa giải theo ngũ hành, sao xấu thuộc hành nào thì tiết giảm, sao tốt hành nào thì chọn ngũ hành tương sinh. Cụ thể:
    – Sao La Hầu, Thái Bạch (hành Kim): Dùng Thủy tiết chế. Nên đeo trang sức đá quý màu đen (nham thạch, thạch anh đen…).
    – Sao Kế Đô, Thổ Tú (hành Thổ): Dùng Kim tiết chế. Nên đeo trang sức đá quý màu trắng (mã não trắng, thạch anh trắng, kim cương, xà cừ…).
    – Sao Thủy Diệu (hành Thủy, tuy tốt với nam giới nhưng bất lợi cho nữ): Dùng Mộc tiết chế. Nên đeo trang sức màu xanh (phỉ thúy, ngọc lục bảo, thạch anh linh, khổng tước…).
    – Sao Vân hớn (hành Hỏa): Dùng Thổ tiết chế. Nên đeo trang sức đá quý màu vàng (thạch anh vàng, lưu ly, hổ phách…).



    Thứ Sáu, 26 tháng 2, 2016

    "Xem bói" để "sửa vận", số mệnh liệu có thay đổi?

    Trong lúc mọi việc không thuận, tai ương không ngừng xảy đến thì rất nhiều người sẽ bắt đầu đi “đoán mệnh” (xem bói), hy vọng thông qua “xem bói” để tìm cách thay đổi “số mệnh” của mình. Có những người bỏ ra hàng trăm triệu đồng để được "thầy" "thay cung hoán số" mong được yên ấm, hạnh phúc, giàu sang phú quý
    Tuy nhiên, theo ông Trần Đức Thịnh, chuyên gia Trung tâm Nghiên cứu tiềm năng con người thì cho dù mất nhiều tiền nhiều hơn nữa cũng chẳng giải quyết được việc gì.
    Theo ông, phần lớn mọi việc diễn ra trong chu trình cuộc đời của mỗi người hầu như không thay đổi vì vậy không phải cứ vợ chồng, con cái không hợp là đi làm lễ đổi mệnh được. "Tôi có nghe nhiều đến chuyện "thay cung, hoán số" hay "thay mệnh, đổi số". 
    Nhưng thực tế, theo quyền năng, công năng không phải bất cứ thầy nào phán "thay mệnh, đổi số" là có thể làm được". Ông Thịnh quả quyết: "Không thể thay đổi được mệnh và nếu ai có suy nghĩ thay đổi mệnh sẽ được giàu sang, yên ấm thì thật là hoang đường!".
    Liệu có sửa được số mệnh khi đi xem bói? (Ảnh minh họa)
    Kỳ thực chỉ “xem bói” rồi làm lễ giải là không thể thay đổi số mệnh, cho dù tránh được tai họa này thì cũng sẽ gặp tai họa khác. Thay vì làm như vậy chi bằng hãy cải sửa tâm tính. Một người có tâm tính không tốt thì việc mong muốn sở hữu số phận tốt là điều rất khó.
    Người xưa thường khuyên bảo chúng ta “sửa tật xấu, bỏ tính nóng nảy,” nếu có thể thực hành được điều này thì một thời gian sau số mệnh nhất định sẽ chuyển thành tốt.
    Một số cách thay đổi số mệnh của một người
    Làm việc thiện tạo phúc
    Thiện nghiệp nhiều thì phúc báo lớn, phúc báo lớn thì mọi việc sẽ thuận lợi, gặp nhiều may mắn và việc hung sẽ tự đi. Nếu như hành ác nhiều thì phúc báo ít, phúc báo mà không đủ thì mọi việc cũng sẽ không thuận, gặp nhiều tai ương. 
    Số mệnh tốt hay xấu là do hành vi của mình tạo ra, là do tay mình nắm giữ không phải là do người khác “bói” ra, mà là do bản thân hành thiện tạo phúc, tích lũy thiện nghiệp. Đây là dùng phúc chuyển nghiệp, khiến “nghiệp nặng” sẽ thành “nghiệp nhẹ,” “nghiệp nhẹ” hóa thành không, từ đó mà sống một cuộc đời suôn sẻ.
    Tâm niệm quyết định số mệnh
    Số mệnh của một người tốt hay xấu ngoài việc có quan hệ với phúc báo ra còn có quan hệ với tâm niệm của người đó. Tâm niệm của một người thường thường sẽ trong lúc vô tình mà quyết định số mệnh cả đời của mình. 
    Hạnh phúc vui vẻ hay không, không phải nằm ở việc chúng ta có bao nhiêu hay có cái gì, mà phụ thuộc vào nội tâm chúng ta nghĩ cái gì, tức là “tâm niệm” và “tâm thái.” Tướng do tâm sinh là nói ý như vậy, mọi việc đều do tâm mình diễn hóa ra.
    Tâm niệm quyết định số mệnh. (Ảnh minh họa)
    Ví dụ, một người hay phàn nàn là vì thường ở trong cảnh tâm thái oán trách, than phiền. Thuận theo năm tháng tích lũy, nó sẽ trở thành “sở trường” của người này, mà “sở trường” này trong lúc vô hình sẽ khiến người đó luôn thốt lên những tiếng than trách buồn bã, oán trời trách đất và sẽ khiến anh ta gặp nhiều hơn nữa những sự tình không may mắn, tinh thần sa sút.
    Một người thường xuyên chê trách người khác, bởi vì tâm thái của người này luôn tồn tại sẵn sự chê trách nên lâu ngày sẽ trở thành thói quen “nhìn ai cũng không vừa mắt", tạo thành cá tính hay nhìn khuyết điểm của người khác. Như thế sẽ khiến người này sống một cuộc đời buồn khổ, không hiểu được bao dung và thiện giải.
    Cải biến tâm trạng
    Cá tính, thói quen, tâm thái của một người đều là có mối quan hệ mật thiết với “tâm niệm” của người đó. “Tâm niệm” nếu như không cải sửa thì cho dù người đó có cải sửa phong thủy, nghề nghiệp, tên họ đi nữa cũng sẽ không thay đổi vận mệnh được. Điều này cũng có nghĩa giống như cách nói: “Hoàn cảnh có thể không thay đổi được nhưng tâm trạng thì có thể thay đổi được.”
    Cũng đồng nghĩa với câu: “Nhân sinh không thể cải sửa nhưng nhân sinh quan là có thể cải sửa được.” Vì vậy, một quan niệm có thể cải biến một cách nghĩ, cách nghĩ có thể cải biến thì tâm thái sẽ cải biến, tâm thái cải biến thì thái độ tất sẽ cải biến, thái độ cải biến thì thói quen sẽ cải biến, thói quen cải biến sẽ dẫn đến biểu hiện (cách căn ở, ứng xử…) cũng cải biến. 
    Một khi những biểu hiện của người đó được cải biến thì cuộc đời sẽ cải biến và cuộc đời cải biến thì chính là số mệnh đã được cải biến.
    Cho nên nói, trong cuộc đời mỗi người, “tâm niệm” sẽ thời thời khắc khắc ảnh hưởng đến chúng ta. Tâm niệm tốt sẽ giống như một hạt giống tốt, sẽ nở ra một bông hoa xinh đẹp hương thơm ngào ngạt khiến chúng ta có cuộc đời hạnh phúc. 
    Tâm niệm không tốt sẽ giống như một hạt giống xấu làm nở ra một trái cây “tai ương” khiến bạn có một cuộc sống buồn thảm và chua xót. Kỳ thực, “quý nhân” có thể giúp chúng ta thay đổi số phận không phải đang ở một nơi xa mà thực ra “chính niệm” chính là “quý nhân” lớn nhất trong cuộc đời chúng ta. (Chính niệm được hiểu là những suy nghĩ đúng đắn, ngay chính).



    Xem tuổi cưới hỏi cực chuẩn năm Bính Thân cho 12 con giáp

    Xem ngày giờ cưới hỏi tốt xấu cho người tuổi Tý
    Dưới đây là bài viết tham khảo về việc xem tuổi vợ chồng hợp khắc cho người tuổi Tý:
    Giáp tý: Kiêng kỵ cưới gả vào năm Mẹo
    Hợp với Can Kỷ. Kị với Can Canh
    Hợp các tuổi Sửu – Thìn – Thân. Kị các tuổi Mão – Ngọ – Mùi, các tuổi khác bình hòa
    Xem tuoi cuoi hoi cuc chuan nam Binh Than cho 12 con giap
    Ảnh minh họa
    Bính tý: Kiêng kỵ cưới gả vào năm Mẹo
    Hợp với Can Tân. Kị với Can Nhâm
    Hợp các tuổi Sửu – Thìn – Thân. Kị các tuổi Mão – Ngọ – Mùi, các tuổi khác bình hòa
    Mậu tý: Kiêng kỵ cưới gả vào năm Mẹo
    Hợp với Can Quý. Kị với Can Giáp
    Hợp các tuổi Sửu – Thìn – Thân. Kị các tuổi Mão – Ngọ – Mùi, các tuổi khác bình hòa
    Canh tý: Kiêng kỵ cưới gả vào năm Mẹo
    Hợp với Can Ất. Kị với Can Bính
    Hợp các tuổi Sửu – Thìn – Thân. Kị các tuổi Mão – Ngọ – Mùi, các tuổi khác bình hòa
    Nhâm tý: Kiêng kỵ cưới gả vào năm Mẹo
    Hợp với Can Đinh. Kị với Can Mậu
    Hợp các tuổi Sửu – Thìn – Thân. Kị các tuổi Mão – Ngọ – Mùi, các tuổi khác bình hòa
    Xem ngày giờ cưới hỏi tốt xấu cho người tuổi Sửu
    Dưới đây là bài viết tham khảo về việc xem tuổi vợ chồng hợp khắc cho người tuổi Sửu:
    Ất Sửu: Kiêng kỵ cưới gả vào năm Dần
    Hợp với Can Canh. Kị với Can Tân
    Hợp các tuổi Tí – Tị – Dậu. Kị các tuổi Ngọ – Mùi , các tuổi khác bình hòa
    Đinh Sửu: Kiêng kỵ cưới gả vào năm Dần
    Hợp với Can Nhâm. Kị với Can Quý
    Hợp các tuổi Tí – Tị – Dậu. Kị các tuổi Ngọ – Mùi , các tuổi khác bình hòa
    Kỷ Sửu: Kiêng kỵ cưới gả vào năm Dần
    Hợp với Can Giáp. Kị với Can Ất
    Hợp các tuổi Tí – Tị – Dậu. Kị các tuổi Ngọ – Mùi , các tuổi khác bình hòa
    Tân Sửu: Kiêng kỵ cưới gả vào năm Dần
    Hợp với Can Bính. Kị với Can Đinh
    Hợp các tuổi Tí – Tị – Dậu. Kị các tuổi Ngọ – Mùi , các tuổi khác bình hòa
    Quý Sửu: Kiêng kỵ cưới gả vào năm Dần
    Hợp với Can Mậu. Kị với Can Kỷ
    Hợp các tuổi Tí – Tị – Dậu. Kị các tuổi Ngọ – Mùi , các tuổi khác bình hòa
    Xem ngày giờ cưới hỏi tốt xấu cho người tuổi Dần
    Dưới đây là bài viết tham khảo về việc xem tuổi vợ chồng hợp khắc cho người tuổi Dần:
    Bính Dần: Kiêng kỵ cưới gả vào năm Sửu
    Hợp với Can Tân. Kị với Can Nhâm
    Xem tuoi cuoi hoi cuc chuan nam Binh Than cho 12 con giap-Hinh-2
    Ảnh minh họa
    Hợp các tuổi Ngọ – Tuất – Hợi. Kị các tuổi Thân, các tuổi khác bình hòa
    Mậu Dần: Kiêng kỵ cưới gả vào năm Sửu
    Hợp với Can Quý. Kị với Can Giáp
    Hợp các tuổi Ngọ – Tuất – Hợi. Kị các tuổi Thân, các tuổi khác bình hòa
    Canh Dần: Kiêng kỵ cưới gả vào năm Sửu
    Hợp với Can Ất. Kị với Can Bính
    Hợp các tuổi Ngọ – Tuất – Hợi. Kị các tuổi Thân, các tuổi khác bình hòa
    Nhâm Dần: Kiêng kỵ cưới gả vào năm Sửu
    Hợp với Can Đinh. Kị với Can Mậu
    Hợp các tuổi Ngọ – Tuất – Hợi. Kị các tuổi Thân, các tuổi khác bình hòa
    Giáp Dần: Kiêng kỵ cưới gả vào năm Sửu
    Hợp với Can Kỷ. Kị với Can Canh
    Hợp các tuổi Ngọ – Tuất – Hợi. Kị các tuổi Thân, các tuổi khác bình hòa
    Xem ngày giờ cưới hỏi tốt xấu cho người tuổi Mão
    Dưới đây là bài viết tham khảo về việc xem tuổi vợ chồng hợp khắc cho người tuổi Mão:
    Đinh Mão: Kiêng kỵ cưới gả vào năm Tý
    Hợp với Can Nhâm. Kị với Can Quý
    Hợp các tuổi Mùi – Tuất – Hợi. Kị các tuổi Thìn – Dậu, các tuổi khác bình hòa
    Kỷ Mão: Kiêng kỵ cưới gả vào năm Tý
    Hợp với Can Giáp. Kị với Can Ất
    Hợp các tuổi Mùi – Tuất – Hợi. Kị các tuổi Thìn – Dậu, các tuổi khác bình hòa
    Tân Mão: Kiêng kỵ cưới gả vào năm Tý
    Hợp với Can Bính. Kị với Can Đinh
    Hợp các tuổi Mùi – Tuất – Hợi. Kị các tuổi Thìn – Dậu, các tuổi khác bình hòa

    Quý Mão: Kiêng kỵ cưới gả vào năm Tý
    Hợp với Can Mậu. Kị với Can Kỷ
    Hợp các tuổi Mùi – Tuất – Hợi. Kị các tuổi Thìn – Dậu, các tuổi khác bình hòa

    Ất Mão: Kiêng kỵ cưới gả vào năm Tý
    Hợp với Can Canh. Kị với Can Tân
    Hợp các tuổi Mùi – Tuất – Hợi. Kị các tuổi Thìn – Dậu, các tuổi khác bình hòa

    Còn tiếp...

    Thứ Tư, 24 tháng 2, 2016

    Tảo mộ ngày xuân - Những điều nên và không nên làm


    Tảo mộ là dịp con cháu đến chăm sóc mộ phần, một nét đẹp văn hoá thường được người dân Việt chú ý coi trọng, gìn giữ từ bao đời nay, nó đã đi sâu vào tiềm thức của biết bao người Việt. Nhân câu chuyện đầu xuân bên ấm trà, chúng tôi có dịp cùng TS Vũ Thế Khanh tìm hiểu sâu hơn về ý nghĩa cũng như những việc nên làm, cần làm trong nghĩa cử này.

    PV: Tảo mộ trước ngày xuân là nét đẹp văn hoá được người dân ở nhiều vùng quê gìn giữ. Xin ông cho biết tảo mộ là gì và ý nghĩa của việc tảo mộ?
    TS VTK: - Tảo: là quét dọn, lo toan, săn sóc… Tảo mộ là dọn dẹp sạch sẽ ngôi mộ của người thân. Phong tục người Việt hằng năm tảo mộ tổ tiên ông bà vào dịp cuối tháng chạp âm lịch để bày tỏ lòng hiếu thảo, nhớ thương của con cháu đối với người thân đã mất.
    Lễ tảo mộ trước tết âm lịch bắt đầu từ ngày cúng ông Công, Táo đến chiều 30 tết. 
    Đối với người Việt chúng ta thì một năm thường có 3 lần đi Tảo mộ: đó là vào dịp tiết Thanh Minh, vào ngày giỗ và dịp gần tết âm lịch.
    Tuy nhiên, tùy sức khỏe và điều kiện công tác có thể thăm và tảo mộ bất cứ khi nào nếu có cơ hội thuận tiện.
    Nghi thức Tảo mộ trong dịp Tiết Thanh Minh là du nhập từ Trung Quốc và gắn liền với sự tích của TẾT HÀN THỰC .
    Nội dung câu chuyện như sau:
    Đời Xuân Thu, vua nước Tấn là Tấn Văn Công gặp nạn phải lưu vong khắp nới từ Sở sang Tề…Có một mưu sỹ trung thành là Giới Tử Thôi theo hầu trong suốt những năm tháng  hàn vi ấy. Có lần trên đường lánh nạn, đói khá , không còn gì để ăn, Giới Tử Thôi đã lén cắt một miếng thịt của mình để nấu cho vua ăn.
    Khi vua ăn xong thì mới biết sự tình, bèn vô cùng cảm kích.
    tao mo ngay xuan nhung dieu nen va khong nen lam
    Sau hai chục năm phiêu bạt, nếm mật nằm gai, cuối cùng Tấn Văn Công cũng dành lại đất nước, phong thưởng rất hậu cho những người có công, nhưng lại chẳng hề nhớ đến công lao của Giới Tử Thôi.
    Giới Tử Thôi cũng thấu hiểu lẽ đời  thế thái nhân tình, ông chẳng hề oán trách, nên cõng mẹ vào núi rừng để ở ẩn.  Về sau, Tấn Văn Công mới nhớ ra công trạng của Giới Tử Thôi bèn cho người vào rừng tìm kiếm, mời về để ban thưởng, nhưng Giới tử Thôi nhất quyết không chịu về triều để lĩnh thưởng.
    Tấn Văn Công nghĩ rằng đốt lửa thì chắc chắn Giới tử Thôi sẽ phải chạy ra khỏi rừng. Nhưng cho dù bị chết cháy chứ Giới Tử Thôi  nhất quyết không chịu trở về triều.
    Sau khi đốt rừng mà vẫn không thấy Giới Tử Thôi chạy ra, vua bèn cho quân vào rừng tìm kiếm thì thấy cả hai mẹ con Giới Tử Thôi đều bị chết cháy bên cạnh một gốc cây to. Vua vô cùng thương xót và hối hận, ra lệnh cho binh lính mang cái gốc cây to ấy về đẽo thành đôi guốc để hàng ngày cứ mỗi lần đi guốc là vua lại gọi “Túc Hạ, Túc Hạ” để  tưởng nhớ, nhắc nhở mình rằng Giới Tử Thôi đang ở dưới chân mình (Túc Hạ - tức là dưới chân).
    Điển tích  “Túc Hạ”  xuất phát từ đó, để chỉ những thuộc hạ thân tình, trung thành. Đồng thời, Tấn Văn Công còn cho lập miếu thờ và ra lệnh toàn thiên hạ phải kiêng lửa 3 ngày, chỉ được ăn đồ nguội đã nấu sẵn để làm nghi thức trong quốc tang, hàng năm lấy ngày đó (3/3)  trở thành Tết Hàn Thực (tết thức ăn nguội) để tưởng nhớ công thần Giới Tử Thôi.
    Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du cũng đã nhắc đến thời gian của tiết Thanh Minh:
    Ngày xuân con én đưa thoi
    Thiều quang chín chục, đã ngoài sáu mươi…
    …Thanh minh trong tiết tháng ba
    Lễ là Tảo Mộ, hội là Đạp Thanh
    (Tức là trong  90 ngày của mùa xuân , thì đến khoảng ngày thứ  60  sẽ là tiết Thanh Minh)
    Sự tích “Tết Hàn Thực” sang nước ta không phải là để tôn thờ công thần Giới tử Thôi bên Tàu, mà nó được biến tấu sang nội dung phong phú hơn, đó là ngày Tết Tảo Mộ, là ngày truyền thống để tưởng nhớ người có công sinh thành dưỡng dục.
    Người Việt không kiêng lửa như ở bên Tàu, mà có “sáng kiến” là dùng bánh trôi, bánh chay tượng trưng cho sự tích “hàn thực”, do vậy với người Việt Tết 3/3 còn có cái tên gọi khác là Tết Bánh Trôi, bánh Chay.
    Việc tảo mộ trong dịp Tiết Thanh Minh không nhất thiết là vào 3/3 mà có thể là bất cứ ngày nào trong 15 ngày của Tiết Thanh Minh (bắt đầu của Tiết Thanh minh là  khoảng sau 60 ngày kể từ ngày lập xuân, ngày này tiết trời trở nên trong sáng nên mới gọi là Thanh Minh ).
    PV: Tảo mộ được bắt đầu từ ngày nào của tháng Chạp thưa ông? Và đâu là thời điểm tốt nhất trong ngày dành cho việc tảo mộ?
    TS VTK: Với người Việt thì một năm thường có 3 kỳ Tảo Mộ:
    • Kỳ tảo mộ trong Tiết Thanh Minh (bắt đầu của Tiết Thanh Minh vào ngày thứ 60 kể từ sau khi lập xuân);
    • Trước ngày giỗ 1 ngày  hoặc vào đúng ngày giỗ;
    • Vào tháng chạp (thường thường từ ngày 20 tháng cháp đến 30 tháng chạp) để chuẩn bị rước ông bà về ăn Tết vào buổi trưa 30 Tết.
    Còn Tảo Mộ vào giờ nào trong ngày cũng tùy vào điều kiện, khi nào thời tiết thuận lợi và sức khỏe của bạn cho phép. Thời điểm tốt nhất trong ngày là chọn lúc tạnh ráo, ấm áp, không nên đi quá sớm, sương đêm chưa tan, hoặc chiều tối trời về đêm âm khí nặng nề không có lợi cho sức khỏe.
    Khi thời tiết mưa gió, sấm chớp thì không nên tảo mộ, cũng như xây nhà vậy, gặp phải thời tiết như vậy thì cũng phải tạm ngừng thi công.
    PV: Xin ông chỉ dẫn về những công việc chính khi đi tảo mộ?
    TS VTK: Nhân dân ta vẫn có câu “sống mỗi người mỗi nhà, chết mỗi người mỗi mồ”. Người Việt Nam vẫn coi  “phần mộ” như là nhà của người đã chết.
    Nếu cuối năm người ta cần sửa sang quét tước nhà cửa cho khang trang sạch đẹp để đón tết thì đối với phần mộ - tức là  “nhà” của người thân đã qua đời - cũng được sửa sang như vậy.
    Tảo mộ là sửa sang, dọn dẹp cho phong quang thoáng đãng. Người ta  mang theo xẻng, cuốc để đắp lại nấm mồ cho đầy đặn, rẫy hết cỏ dại và những cây hoang mọc trùm lên mộ cũng như tránh không để cho các loài động vật hoang dã như rắn, chuột đào hang, làm tổ.
    Chú ý đừng trồng những cây có rễ sâu trên phần mộ, rễ có thể sẽ ăn sâu và chọc vào phần hài cốt làm ảnh hưởng xấu đến vấn đề tâm linh.
    Các cụ già thì lo việc cúng khấn tổ tiên nơi phần mộ. Trẻ em cũng được theo cha mẹ hay ông bà đi tảo mộ, trước là để biết dần vị trí những ngôi mộ của gia tiên, sau là để tập cho chúng sự kính trọng  hiếu đễ tổ tiên qua  phong tục Tảo Mộ.
    Những người quanh năm đi làm ăn xa cũng thường cố gắng trở về cố hương  vào dịp này  để tảo mộ gia tiên và sum họp với gia đình.
    Khi dọn dẹp xong xuôi, thì mới thắp hương, và đặt hoa lên phần mộ.
    Bên cạnh những ngôi mộ được trông nom, chăm sóc cẩn thận, còn có những ngôi mộ vô chủ, không người thăm viếng. Những người đi viếng mộ thường cũng cắm cho các ngôi mộ này một nén hương. 
    tao mo ngay xuan nhung dieu nen va khong nen lam
    TS Vũ Thế Khanh.
    PV: Khi tảo mộ cần chuẩn bị những lễ gì thưa ông?
    TS VTK: Theo phong tục một số dịa phương khi tảo mộ xong, có chuẩn bị đồ cúng lễ tại mộ gồm: một bộ tam sinh, giấy ngũ sắc, nhang đèn, giấy tiền, vàng bạc, quần áo mã và các loại bánh trái hoa quả, thức uống, trầu cau… tùy  theo sở nguyện của từng gia đình.
    Có những phong tục  thực hành lễ cúng “hàn long mạch”, phải dùng nước ngũ vị, hàn the… tưới xung quanh ngôi mộ và thực hành lễ tạ mộ, nghi thức cũng giống như an táng người mới mất.
    Tuy nhiên, theo những nghiên cứu gần đây trong việc giải mã những thông điệp từ thế  giới tâm linh, không nên dùng vàng mã và càng phải tránh việc dâng cúng những đồ sát sinh trong lễ cúng tâm linh.
    Các loại hoa quả bánh trái nếu đã trót đem cúng ngoài mộ thì khi cúng xong chỉ rắc cho chim cá ăn, chứ không nên đem về nhà dùng, bởi khi cúng ở mộ, cúng ở nghĩa trang thì các thức ăn ấy thường bị nhiễm vi khuẩn (vốn có rất nhiều tại nghĩa trang), nếu ăn phải các đồ cúng này thì dễ bị ngộ độc hoặc ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa, ấy là chưa kể đến vấn đề tần số Tâm linh.
    PV: Xin ông giới thiệu về bài văn khấn hay lời khấn khi đi tảo mộ?
    TS VTK: Nói về văn khấn thì có nhiều loại, và dành  cho nhiều đối tượng khác nhau, do vậy phải có riêng một chuyên đề về các bài khấn. Nhưng nếu chỉ có “lời khấn” thôi, mà không hiểu kỹ về “tâm khấn “ thì lời khấn không mấy linh nghiệm(sẽ có sự chia sẻ sâu hơn về chủ đề này, bởi thời lượng không cho phép).
    PV: Xin ông giới thiệu cụ thể cách thắp hương ở các ngôi mộ (thắp hương từ mộ nào trước) ? 
    TS VTK: Thắp hương ở các ngôi mộ trong khu vực của gia tiên thì thường thường người ta thắp hương theo thứ bậc  từ các đời trước trở đi, nếu trong khu mộ bố trí theo trình tự này. Tuy nhiên, nếu trong khu mộ bố trí không theo đúng trật tự thứ bậc trong dòng họ thì tùy duyên, thuận tiện theo lối đi mà thắp, không nhất thiết phải máy móc.
    Cũng như khi ta vào cơ quan, thường thì người ta nghĩ phải chào giám đốc trước, rồi thứ tự mới chào đến các phó giám đốc, rồi đến trưởng phó phòng…
    Nhưng nếu đến cơ quan lại gặp bảo vệ trước, chả lẽ lúc về mới chào bảo vệ? Hoặc khi gặp ông trưởng phòng trước, ta lại không chào mà phải tìm ông giám đốc để chào trước rồi mới xuống chào trưởng phòng sau… Nếu hiểu tâm linh như vậy thì chẳng những sa đà vào máy móc hình thức mà còn rơi vào mê tín.
    Tuy nhiên, trong hội nghị người ta thường kính thưa các vị  có vai trò và địa vị từ cao xuống thấp, trong văn khấn cũng vậy, phải kính thưa các cụ thượng tổ trước, rồi lần lượt xuống các hàng hậu duệ tiếp theo… Việc trong dòng họ thì khấn theo thứ bậc chứ không theo chức sắc ngoài xã hội.
    Ví như trong xã hội, người con là thủ trưởng, người bố chỉ là dân thường, nhưng trong dòng họ thì vẫn phải khấn, kính bạch người bố trước, rồi mới đến người con.
    PV: Đâu là điều nên và không nên trong việc tảo mộ thưa ông?
    TS VTK: Tảo Mộ là vì lòng hiếu nghĩa với người đã khuất, đồng thời là để thực hành những nghi lễ tâm linh theo phong tục tập quán của từng địa phương, từng dòng tộc.  Những nghi thức  nào là truyền thống tốt đẹp, thiêng liêng thì cố gắng giữ gìn, những nghi thức nào rườm rà, nặng về hình thức hoặc sa đà vào mê tín dị đoan thì cũng mạnh dạn cắt bỏ.
    Tảo mộ là thể hiện lòng hiếu và là một trong các nghi thức để giáo dục cho đời sau về lòng hiếu thảo , tri ân  các bậc tiền nhân chứ không phải là để trưng diện khoe mẽ với trần thế.  Do vậy thực hành nghĩa cử  với người đã khuất cũng chính là gieo nhân quả cho chính tín chủ trong tương lai.
    Nhiều người, khi cha mẹ tại thế thì không lo phụng dưỡng, nhưng đến khi cha mẹ qua đời mới lại làm cúng lễ giết mổ linh đình để đãi miệng thế gian. Hoặc xây mộ gia tiên tốn kém nhiều tiền của để trưng diện với đời.
    Đó không phải là báo hiếu mà là hợm hĩnh, khiến cho những người đi qua họ chê bai dè bỉu, và chắc chắn rằng nếu các vị gia tiên đang ở  đó chắc cũng chẳng thấy vinh hạnh gì khi nghe được những lời đàm tiếu dè bỉu của miệng lưỡi thế gian.
    Chỉ nên xây mộ giản dị, sạch sẽ  và quy mô tương ứng theo đúng quy luật nhân quả của người đó lúc sinh thời và cũng là thể hiện được sự quý kính của hiếu chủ đối với người thân đã mất.
    Tránh việc xây những ngôi mộ có kình khí, có góc cạnh khuyềnh  khoàng chọc vào những ngô mộ xung quanh, hoặc có ý che chắn, chèn ép các ngôi mộ khác.
    Ở nước ngoài, có những nơi họ bài trí một khẩu hiệu rất lớn tại cổng nghĩa trang: “HÔM NAY LÀ TÔI, NGÀY MAI ĐẾN LƯỢT CÁC ANH”. Do vậy thực hành nghĩa cử  hiếu nghĩa với người đã khuất cũng chính là thực hành quy luật Nhân Quả cho chính tín chủ trong tương lai.
    PV: Ông có lưu ý gì về lễ tảo mộ trước ngày xuân?
    TS VTK: Tảo mộ là nét văn hóa dẹp của người Á Đông, tuy nhiên hình thức thì mỗi nơi mỗi khác. Điều quan trọng trong việc tảo mộ là lòng quý kính, nhớ thương đến người đã khuất và nguyện làm những điều lành để hồi hướng công đức cho họ chứ không nhất thiết phải xây mộ to, hoặc bài trí với lễ nghi tốn kém, nặng về hình thức và khấn vái theo lối mê tín dị đoan.
    Khi đi tảo mộ, phải chú ý tình trạng sức khỏe, và đặc biệt không được ngồi thiền hoặc luyện tập dưỡng sinh ở những nơi có phần  mộ hoặc ở nghĩa trang.
    Nếu sức khỏe không tốt  hoặc phụ nữ có thai, mà ra nghĩa trang thì rất dễ bị nhiễm âm khí, khi về nhà dễ bị nhiễm phong hàn hoặc một số bệnh thời khí, đó là do tại nghĩa trang có các uế khí, thán khí phân hủy, dễ xâm nhập vào cơ thể.
    Nhiều người sức khỏe yếu , đi tảo mộ về bị nhiễm bệnh, lại đổ thừa cho ma tà quỷ quái này nọ và là môi trường béo bở, làm mồi cho các chiêu trò nhảm nhí  đồng bóng mê tín dị đoan.
    Tốt nhất là khi đi tảo mộ về, nên hơ lửa hoặc tắm nước gừng để thanh lọc các trược khi và âm khí bám vào người và quần áo,…
    PV: Xin cảm ơn ông!