DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE

Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản miễn phí cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí

Chủ Nhật, 7 tháng 2, 2016

Cúng giao thừa thế nào để có một năm mới bình an, vạn sự như ý?



Để có một năm mới bình an, vạn sự như ý, gia chủ cần phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về mâm cỗ, cũng như cách bài trí bàn thờ, nhà ở sao cho hợp lý.

Nói về cách cúng giao thừa, chuyên gia phong thủy Nguyễn Cung Hà cho hay, lễ cúng Giao thừa thường được gọi là lễ trừ tịch, thực hiện ở thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới với ý nghĩa kết thúc năm cũ, đón những điều tốt đẹp của năm mới.
Lễ này được người dân thực hiện vào khoảng giờ Tý, tức là từ 23 giờ ngày 30 Tết đến 1 giờ mồng 1 Tết. Lễ cúng Giao thừa gồm có lễ trong nhà và lễ ngoài trời.
   Cúng giao thừa thế nào để có một năm mới bình an, vạn sự như ý? - Ảnh 1
Chuyên gia Phong thủy Nguyễn Cung Hà
Để có một năm mới bình an, vạn sự như ý, gia chủ cần phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về mâm cỗ, cũng như cách bài trí bàn thờ, nhà ở sao cho hợp lý. Sau đây là một số gợi ý của chuyên gia Phong thủy Nguyễn Cung Hà mà gia chủ có thể tham khảo.

Lế cúng Giao thừa ngoài trời
Lễ cúng Giao thừa ngoài trời gồm: ngũ quả, hương, hoa, đèn nến, trầu cau, muối gạo, trà, rượu, quần áo và mũ nón mũ thần linh, mâm lễ mặn với thủ lợn luộc, gà trống luộc, xôi, bánh chưng …
Nếu là phật tử có thể cúng mâm lễ chay. Tất cả được bày lên bàn trang trọng đặt ở trước cửa nhà.
Người ta quan niệm phải cúng giao thừa ở ngoài trời để tiễn đưa thần năm cũ và đón rước thần năm mới. Có 12 vị Hành khiển và 12 vị Phán quan. Phán quan là vị thần giúp việc cho các vị Hành khiển.
Mỗi vị làm một năm dưới dương gian và cứ sau 12 năm thì lại có sự luân phiên trở lại.
Lễ cúng Giao thừa trong nhà
Trong gia đình người Việt thường có một bàn thờ tổ tiên, ông bà (hay còn gọi ông Vải). Tuỳ theo từng nhà, cách trang trí và sắp đặt bàn thờ khác nhau. Bàn thờ là nơi tưởng nhớ, là thế giới thu nhỏ của người đã khuất.
Đồ tế tự biểu hiện của ngũ hành (kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ). Cái Ngai tượng trưng cho ngôi chủ trên bàn thờ như Thiên địa (trời đất), một giá trị tối linh, một vị thần linh, hay một cụ tổ của một dòng họ. Tam sơn tượng trưng cho tam giáo. Bát hương tượng trưng cho thái cưc, nguồn gốc của vũ trụ và trái đất.
   Cúng giao thừa thế nào để có một năm mới bình an, vạn sự như ý? - Ảnh 2
Bàn thờ là nơi tưởng nhớ, là thế giới thu nhỏ của người đã khuất (Ảnh/Nguồn: Internet)
Cây hương thắp tượng trưng cho các vì sao. Hương vòng tượng trưng cho sự trở về đỉnh điểm của tinh tú. Đỉnh đồng hướng một chân về phía trước tượng trưng cho chính nhân quân tử. Đôi đèn biểu trưng cho Nhật - Nguyệt quang minh. Lọ hoa, lọ lục bình tượng trưng cho tâm không, ngụ ý lòng thành lục căn thanh tịnh.
Hai cây mía đặt ở hai bên bàn thờ là để các cụ chống gậy về với con cháu, dẫn linh hồn tổ tiên từ trên trời về hạ giới...
Cúng Giao thừa trong nhà là lễ cúng tổ tiên vào chính thời khắc giao thừa vừa tới, nhằm cầu xin Tổ tiên phù hộ độ trì cho gia đình mình gặp những điều tốt lành trong năm mới sắp đến.
Mâm lễ bao gồm các món ăn mặn ngày Tết được chế biến tinh khiết, trang nghiêm, bao gồm:
Cỗ mặn
Bánh chưng; Giò - chả; Xôi gấc; Thịt gà; Xôi đậu xanh; Các món ăn mặn khác tùy theo nhu cầu của gia đình.
Cỗ ngọt và chay
Hương, hoa, đèn nến; Bánh kẹo; Mứt Tết; Rượu/bia và các loại đồ uống khác.
Khi cúng Giao thừa trong nhà, tất cả các thành viên trong gia đình đứng trang nghiêm trước bàn thờ, khấn tổ tiên để xin được các cụ phù hộ độ trì trong nhà mới, cầu an khang thịnh vượng, sức khỏe tốt.
Trước khi khấn Tổ tiên để mời tiền nhân về ăn Tết cùng với con cháu hậu thế, các gia chủ khấn Thổ Công, tức là vị thần cai quản trong nhà (thường bàn thờ tổ tiên ở giữa, bàn thờ Thổ Công ở bên trái) để xin phép cho tổ tiên về ăn Tết.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét