DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE

Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản miễn phí cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí

Chủ Nhật, 28 tháng 12, 2014

Thực hư chuyện đo chỉ số Bovis đuổi tà ma

Theo phản ánh của cựu sĩ quan cao cấp Nguyễn Thành Lập, chỉ số Bovis nhà ở có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của người sống trong nhà.
Tòa soạn nhận được phản ánh của Kỹ sư, cựu sĩ quan cao cấp Công an Nguyễn Thành Lập về việc nhờ các nhà cảm xạ đo chỉ số Bovis trên người và trong nhà rồi dùng đá năng lượng nâng cao chỉ số xua đuổi tà khí, giúp làm ăn phát đạt, con người khoẻ mạnh... Vậy việc này được thực hiện như thế nào? Tại sao chỉ số Bovis có ảnh hưởng tới cuộc sống của con người? Tin theo chỉ số Bovis có đảm bảo chính xác và đá có hóa giải được nguồn năng lượng xấu?

Chỉ số Bovis thấp sinh bệnh tật

Theo phản ánh của cựu sĩ quan cao cấp Nguyễn Thành Lập, chỉ số Bovis nhà ở có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của con người sống ở trong nhà. Chẳng hạn, chỉ số Bovis từ 0 - 1.000: Nhà ở có tử khí rất mạnh, một tiềm tàng gây bệnh ung thư cho chủ nhân và những người ở cùng trong ngôi nhà đó. Từ trên 1.000 - 3.000: Nhà ở có nhiều tử khí, rất bất lợi cho sức khoẻ... Từ trên 6.500 - 9.000: Nhà ở có sinh khí cao, sức khoẻ vượng...
Tuy nhiên, nếu nhà có chỉ số thấp chúng ta cũng không dễ dàng bán nhà đi để chuyển nhà ở đến nơi khác có điều kiện địa sinh học an toàn hơn. Hiện nay, ở nước ta có nhiều người thực hành cải thiện điều kiện địa sinh học nhà ở, nâng cao chỉ số Bovis, từ nhà âm khí, tử khí, thành nhà sinh khí.
Bản thân ông Lập cũng đã nhờ người đến tiến hành đo đạc và cải thiện ngôi nhà ở của gia đình. Bởi theo ông Lập, ngôi nhà của ông tuy có hai mặt tiền (hướng Nam và hướng Tây Nam), trong đó, hướng Tây Nam rất hợp với mệnh trạch của gia chủ nhưng điều kiện địa sinh học trước đây bất an (chỉ số Bovis dưới 5.000) nên gia đình đã nhờ 2 nhà cảm xạ đến đo và giúp cải thiện điều kiện Địa sinh học nâng chỉ số Bovis lên trên 6.500. Thấy đây là một việc làm khoa học rất thiết thực để góp phần nâng cao đời sống sức khoẻ toàn thể nhân dân nên ông Lập phản ánh với Báo.


Ông Khoa giải thích, những chỗ nào trong nhà có nhiều sinh khí thì 2 đũa chập lại.

Quyết định ly dị, tử khí... chỉ bằng đũa và con lắc
Để tìm hiểu thực hư vấn đề này, phóng viên đã mục sở thị tại nhà ông Chu Thế Khoa (Cầu Giấy, Hà Nội) người nghiên cứu, đồng thời trực tiếp thực hành cải thiện điều kiện địa sinh học nhà ở bằng phương pháp này. Ông Khoa cho biết, ông trước là kỹ sư vô tuyến điện công tác Đài Tiếng nói Việt Nam. Từ rất lâu bản thân ông đã luôn cảm nhận và nghiệm thấy năng lượng đất có ảnh hưởng tới sức khoẻ của con người.
Chẳng hạn hồi ở ngôi nhà cũ khi kê giường nằm ở một chỗ ông luôn thấy mệt mỏi, ốm đau, ông đã di chuyển giường sang nơi khác thì hết... Từ cảm nhận ông bắt đầu mày mò nghiên cứu về tia đất và các năng lượng của đất tác động đến con người. Tia đất xấu nằm trên các mạch nước ngầm giao nhau dưới lòng đất nếu ta không biết tránh mà đặt ban thờ, giường ngủ... lên trên đó sẽ gây ảnh hưởng tới sức khoẻ và cuộc sống của gia đình.
Đặc biệt, nếu các mạch nước giao nhau (3 - 4 mạch) thì vô cùng nguy hiểm, người bệnh sẽ ốm đau nặng. Năm 2009, ông đã theo học cảm xạ, tập rung động thư giãn và thiền... không chỉ khiến các cảm nhận của cơ thể ông ngày càng rõ nét hơn mà ông còn hiểu rõ hơn các vấn đề và có thể dùng dụng cụ đo là con lắc và đũa L để định lượng hóa các cảm nhận cho chính xác.



Ông Khoa tĩnh tâm để đi vào vô thức.

Để chứng minh, ông Khoa tịnh tâm để đi vào vô thức, một tay cầm đôi đũa L và tay kia trỏ xuống đất (để thu năng lượng) đi đo ở các điểm khác nhau trong nhà và ngoài sân. Theo bước chân nhẹ nhàng của ông Khoa, tay cầm chắc giữ nguyên không động đậy, có lúc hai chiếc đũa dạt rộng ra hai phía khác nhau, có lúc lại chập lại. Ông Khoa giải thích, những chỗ nào trong nhà có nhiều sinh khí thì 2 đũa chập lại, âm khí thì 2 đũa dạt ra. Trên cơ sở đo đũa để biết nguồn năng lượng cụ thể là bao nhiêu thì dùng con lắc cảm xạ để đo trên xạ đồ đo chỉ số Bovis.
Nếu chỉ số Bovis từ 0 - 1.000 là chỗ đất xấu vì năm trên giao điểm của từ trường hoặc giao điểm của các mạch nước, nhà ở có tử khí rất mạnh còn được gọi là căn nhà ung thư. Từ trên 1.000 - 3.000 vùng đất có tử khí, là giao điểm của lưới địa từ trường (đũa dạt ra, lắc quay ngược chiều kim đồng hồ) nhà ở có nhiều tử khí không chỉ bất lợi cho sức khoẻ mà còn được gọi là căn nhà ly dị. Từ trên 3.000 - 5.000: Là vùng đất có âm khí (đũa dạt ra, lắc quay thuận) dễ bị bệnh hay còn được gọi là căn nhà bệnh tật. Từ trên 5.000 - 6.500: Nhà có mật độ năng lượng vật lý trung bình, sinh khí trung bình. Từ trên 6.500 - 9.000: Nhà ở có sinh khí cao, sức khoẻ vượng. Vượt trên chỉ số này là nhà có sinh khí cao, tốt cho sức khoẻ và được gọi là cao điểm của vũ trụ. Chỉ số lên trên 18.000 - 20.000 là điểm tập trung sinh khí, đất long mạch lý tưởng rất tốt cho gia chủ cả trong làm ăn và sức khoẻ...
Không chỉ đo chỉ số của nền đất, cũng bằng con lắc và đũa L, ông Khoa còn thực hiện đo nguồn năng lượng này trên con người, thậm chí nhờ vào đó còn biết được có bị vong theo hay không và loại vong theo là: Vong bị phạt, vong trải nghiệm hay vong ngẫu nhiên... Bởi theo lý giải của ông Khoa, vong là một loại năng lượng đặc biệt được biểu hiện dưới dạng sóng và sóng có thể là trường dây năng lượng như thuyết lượng tử đã công bố.


Ông Khoa cùng với phóng viên kiểm tra dòng sinh khí trong nhà.

Đuổi ma, trừ tà chỉ bằng đá
Ông Khoa cho biết, ông thực hiện việc đo chỉ số Bovis hoàn toàn không lấy tiền, chỉ giúp đỡ bà con, bạn bè qua đó để kiểm nghiệm, nghiên cứu. Trong quá trình đo không chỉ xác định được: Đất âm khí, tử khí, sinh khí, vượng khí mà còn xác định được từng góc như góc tụ tài lộc để đặt bàn thờ, két sắt, góc tốt cho sức khoẻ đặt giường ngủ... và xác định tụ điểm âm khí xấu từ đó tìm cách hóa giải.
Theo ông Khoa, cách hóa giải rất đơn giản: Không phải sắp đặt lại hay tháo dỡ, không phải cúng lễ... mà chỉ cần đặt đá năng lượng (loại đá thiên nhiên được lấy ở gần miệng núi lửa vùng Nghệ An) để năng lượng từ đá tỏa ra đẩy tà khí và năng lượng xấu giúp khu vực đó có nguồn năng lượng sinh khí, vượng khí tốt cho sức khoẻ. Sau khi đặt đá cần kiểm tra lại vài ba lần, nếu các chỉ số ổn định thì đạt yêu cầu.

Thực tế thực hiện theo phản ánh của những người ông giúp đỡ thì thấy có chuyển biến trong quan hệ gia đình, sức khoẻ tốt lên và nhờ làm tiếp chỗ nọ, chỗ kia. Chi phí cho việc "cải tạo" này tùy thuộc vào nguồn năng lượng đó được tại nơi ở của mỗi gia đình, có gia đình năng lượng tốt không phải làm gì, có gia đình chỉ có một vài điểm xấu thì cũng mất vài ba cân đá nhưng cũng có những gia đình căn nhà nằm vào vị trí xấu hoàn toàn thì chi phí cho đá hóa giải cũng vài triệu đồng.
Đối với việc đuổi vong, theo ông Khoa thì tùy từng loại mới có thể thực hiện được. Chẳng hạn với vong ngẫu nhiên thì mời đi và đeo vòng đá năng lượng để cơ thể có năng lượng mạnh (năng lượng dương) thì ma, tà khí (năng lượng âm) sẽ không đeo bám được nữa. Tuy nhiên, nếu là vong trả nghiệp thì bản thân người trả nghiệp phải lên chùa thực hiện khất cho kiếp sau, nếu không thì cứ đuổi đi rồi lại quay về. Vong bị phạt thì rất khó gỡ.
Ông Khoa cho biết, việc đo chỉ số Bovis cũng có lúc đúng, lúc sai phụ thuộc vào sức khoẻ và sự vô thức của người thực hiện khi đo. Trong khi đo, tinh thần phải thoải mái, nếu có bức xúc trong lòng không vô thức được thì đo không chính xác hoặc đang đo có điện thoại mất vô thức thì cũng không đo được nữa. Việc đo chỉ đảm bảo khi cơ thể hoàn toàn vô thức, cùng một thời điểm đo, chỉ số đo đi đo lại nhiều lần giống nhau.



"Dùng con lắc, đũa L để đo năng lượng được nhiều nhà ngoại cảm, đặc biệt là các học viên môn cảm xạ sử dụng. Nó không có tác dụng chữa bệnh, cải tạo vùng đất xấu mà chỉ có tác dụng hỏi một hệ nhụy phân được hay không được giống như người ta gieo đồng xu sấp ngửa khi cúng bái... Thực tế con lắc là sự khuếch đại chuyển động của tay mình chứ con lắc không có giá trị gì. Bàn tay con người nếu tinh vi cũng là con lắc, nếu để nguyên vẫn có thể xoay nhưng nhỏ mà ta không biết, nên phải dùng con lắc để khuếch đại. Muốn sử dụng con lắc chính xác đòi hỏi tập luyện phải siêu hoặc những người có khả năng thực sự. Nếu người sử dụng con lắc mà vô tư không sao, nhưng nếu không vô tư thì bản thân người sử dụng con lắc tự ngoáy và khi đó độ chính xác bằng 0".
TS Vũ Thế Khanh (Tổng Giám đốc Liên hiệp UIA)
Thúy Nga

Những lý giải khoa học về chỉ số Bovis

Chỉ số Bovis là gì mà nó có khả năng tác động đến cuộc sống, sức khoẻ của con người?...
Chỉ số Bovis là gì mà nó có khả năng tác động đến cuộc sống, sức khoẻ của con người? Nguồn năng lượng của chỉ số Bovis đo bằng con lắc, đũa L có đảm bảo độ tin cậy?

Chỉ số của năng lượng sinh học

BS Dư Quang Châu, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Cảm xạ Địa Sinh học, trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng, TPHCM cho biết, chỉ số Bovis là chỉ số năng lượng sinh học do một nhà vật lý nổi tiếng đồng thời là nhà cảm xạ, một nhà năng lượng cảm ứng giỏi của thế kỷ XX người Pháp là Antoine Bovis trong những năm 1930 khi tiến hành khảo sát kim tự tháp Ai Cập tìm ra. Từ đó, việc đo chỉ số năng lượng sinh học được gọi là đo chỉ số Bovis - theo tên của nhà vật lý này. Công cụ để đo chỉ số Bovis là các dụng cụ cảm xạ như đũa Michel, đũa L và con lắc.
BS.VS Nguyễn Văn Thắng, Chưởng môn phái Thăng Long Võ đạo, người chuyên nghiên cứu về lĩnh vực năng lượng cho hay, chỉ số Bovis là chỉ số dùng để đo năng lượng sinh học (NLSH) của người, động thực vật hay địa sinh học do nhà vật lý, nhà NLSH Antoine Bovis tìm ra. Ông đã lập ra chỉ số này để đo NLSH của người và địa sinh học với hai cách đo khác nhau: Chỉ số đo năng lượng địa sinh học từ 0 - 20.000 đơn vị Bovis; chỉ số đo năng lượng người và động vật từ 0 - 400.000 đơn vị Bovis. Đây là những chỉ số cơ bản vào thế kỷ XIX - XX.
Bước sang thế kỷ XXI, các chuyên gia cảm xạ học và NLSH trên thế giới như Pháp, Thụy Sĩ, Đức, Mỹ, Ba Lan, Bỉ... đã nghiên cứu NLSH trên hàng triệu con người và thấy rằng, chỉ số đo NLSH ở người cần áp từ 0 - 100.000 Bovis. Ở những người có NLSH đặc biệt thì chỉ số này được sử dụng từ 0 - 1.000.000 Bovis. Với những nơi có chỉ số năng lượng địa sinh học đặc biệt, sẽ lấy chỉ số từ 0 - vô cực.
TS Vũ Thế Khanh, Tổng Giám đốc UIA cho biết, để thuận tiện cho việc đánh giá độ tương tác giữa cơ thể sinh học và môi trường, các chuyên gia nghiên cứu cảm xạ học đã đưa ra một khái niệm đặc trưng gọi là "năng lượng sinh học" và chọn "chỉ số Bovis" là thông số cơ bản của đại lượng đó. Theo ý tưởng này thì chỉ số Bovis có thể mô tả được "tình trạng sức khoẻ, năng lượng của vật thể hữu cơ, năng lượng và sóng dao động của môi trường địa lý tự nhiên và gọi năng lượng này là "biophoton" tức là năng lượng siêu hình mà mắt thường không nhìn thấy được. Thứ năng lượng này là cần thiết để duy trì sự sống trên quả đất. Các nhà nghiên cứu cảm xạ cho rằng mình đã "thực hiện một phương pháp rất hiệu quả đó là phương pháp lập trình hệ thống cảm nhận năng lượng chính xác tối đa...".
Ở nước ngoài, do việc tuyên truyền cho "công năng" của máy đo Bovis là rất thần hiệu nên bán khá đắt, do vậy các chuyên gia nghiên cứu mới sáng chế ra một số dụng cụ và thiết bị để thay thế như dùng con lắc, cảm xạ đồ, Hào Quang Phổ... rồi dựa vào đó mà suy luận ra "chỉ số Bovis"... Cũng theo khái niệm của những người nghiên cứu, chỉ số Bovis càng lớn càng tốt và như vậy chỉ số Bovis sẽ tỷ lệ thuận với năng lượng sinh học.


Người dùng con lắc đo năng lượng sinh học được chính xác cần phải có trực giác bẩm sinh hoặc luyện tập công phu.

Không dễ đo được chỉ số Bovis
Trước câu hỏi hiện nay có nhiều người dùng con lắc và đũa L để đo năng lượng, BS.VS Nguyễn Văn Thắng cho biết, để đo được nguồn NLSH này, con người cần phải có trực giác bẩm sinh hoặc luyện tập công phu thì đo được chính xác nguồn năng lượng này - năng lượng "biophonton" tức năng lượng ánh sáng mắt thường không nhìn thấy được. Tuy nhiên, muốn đo chính xác bằng phương pháp trực giác (intnition) các chuyên gia cảm xạ học hoặc NLSH phải đưa cơ thể vào trạng thái vô thức hoàn toàn và điều đó khiến cho việc dùng con lắc và đũa L để đo chỉ có một tác dụng nhất định, độ chính xác không cao bởi nó phụ thuộc rất nhiều vào trạng thái tâm thức của người đo.
BS Dư Quang Châu cũng khẳng định, muốn đo chính xác chỉ số Bovis, người đo phải đạt được trạng thái vô thức hay còn gọi là trạng thái có sóng não Alpha dao động trong khoảng 7,8 - 8 chu kỳ/giây. Tuy nhiên, trong trường hợp nếu bị nhiễm tư duy, tương tự như hiện tượng tự kỷ ám thị thì việc con người sử dụng các dụng cụ cảm xạ đo chỉ số Bovis sẽ không chính xác.
Khái niệm và định tính không đủ độ tin cậy
TS Vũ Thế Khanh cho rằng, dù chỉ số Bovis đã được các nhà nghiên cứu khéo léo chía bảng với những số liệu cụ thể, rồi phân định mức độ ảnh hưởng xấu tốt cho từng khoảng số liệu và lập ra cái máy gọi là "Bovis kế" (là máy đo cường độ Bovis), nhưng khái niệm về chỉ số là một chuyện, còn "độ tin cậy của khái niệm" lại là chuyện khác, bởi nó còn phụ thuộc vào bản chất thông số đầu vào của phép đo chứ không hề phụ thuộc vào khái niệm mà người ta gán cho nó.
Ví dụ, với nhiệt kế, khi ta tăng nhiệt độ lên thì lập tức chỉ số trong nhiệt kế tăng (như vậy thông số "đầu vào" của nhiệt kế là nhiệt độ); hoặc với vôn kế, khi ta thay đổi điện thế thì kim chỉ giá trị của vôn kế cũng thay đổi (như vậy thông số "đầu vào" của vôn kế là hiệu điện thế)... Còn "năng lượng kế" hoặc "Bovis kế" thì thông số "đầu vào" của nó mới dừng lại ở mức độ khái niệm chung chung về "NLSH", chứ chưa chỉ ra thông số đặc trưng riêng là gì. Trong vũ trụ, có hàng ngàn hàng vạn loại năng lượng liên quan đến sinh học, vậy ta lấy chỉ tiêu nào là "đại lượng đặc trưng cơ bản", hoặc lấy đại lượng nào là thông số "đầu vào" của Bovis kế?
Khi khám sức khoẻ, người ta đưa ra các thông số gồm điện tim, nhịp thở, huyết áp, tốc độ máu đông, nồng độ các vi lượng trong máu, thị lực... chứ không thể chia ra "chỉ số sức khoẻ là bao nhiêu độ" được, bởi vì không thể kết luận võ sĩ đấm bốc có "chỉ số sức khoẻ" lớn hơn vận động viên điền kinh, hoặc khoẻ hơn VĐV thể dục dụng cụ hoặc VĐV bơi lội được, cũng như không thể nói rằng người nặng 100kg có "chỉ số sức khoẻ" hơn người nặng 50kg được... Người ta chỉ có thể nói: Khi đấu vật, anh A vật giỏi hơn anh B, khi chạy hoặc khi bơi anh A nhanh hơn anh B, khi lặn thì anh A lâu hơn anh B, thị lực thì anh A nhìn xa và rõ hơn anh B, hoặc chỉ số IQ của anh A lớn hơn anh B... chứ không thể nói chung chung rằng "anh A có chỉ số sức khoẻ lớn hơn anh B" được.

Cũng vậy, ta không thể nói "NLSH của anh A lớn hơn anh B" được, bởi vì chúng ta chưa làm rõ được thông số đầu vào của cái gọi là "năng lượng kế sinh học" đó là tượng trưng cho những đại lượng gì, đặc tính ra sao và lấy trạng thái gì làm gốc tọa độ chuẩn? Còn nói về việc vị trí địa lý "có lợi cho sức khoẻ" thì cũng mới nói chung chung, mà chưa giải quyết được tình huống có những vị trí thì lợi cho sinh vật này, nhưng lại hại cho sinh vật khác, ví dụ như miền núi cao thì phù hợp cho người huyết áp thấp nhưng lại không phù hợp cho người huyết áp cao...
Tương tự với động và thực vật có lợi cho loài này nhưng có hại cho loài khác... vậy lấy gì làm tiêu chuẩn, lấy gì làm mô duyn cho "cái gọi là NLSH" để đưa vào làm thông số cho "năng lượng kế" đây? Chính vì vậy, cái gọi là "chỉ số Bovis" chưa được đưa vào hệ thống chỉ tiêu sinh hóa theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới WHO và cũng không hề được đưa vào chỉ tiêu đánh giá sức khoẻ trong hồ sơ khám sức khoẻ hoặc trong bệnh án. Như vậy, "chỉ số Bovis" chỉ là khái niệm mang tính nghiên cứu, nó mới ở mức ý tưởng và định tính, chứ chưa thể lượng hóa được.
TS Vũ Thế Khanh nhấn mạnh, việc nghiên cứu để hoàn thiện dần các chỉ tiêu định tính của cảm xạ học thì cứ việc tiến hành và nó chẳng có gì là sai. Nhưng việc lượng hóa một đại lượng vốn đã là một sự tương đối lại bằng một phương pháp cũng rất tương đối nữa (tức là bình phương của sự tương đối) thì tự chúng ta đã hình dung ra cái mức độ tin cậy là thế nào rồi.


"Chúng ta không nên phủ định những điều chúng ta chưa biết, nhưng cũng không nên quá tin vào những hiện tượng mà chính chúng ta đã tự biết những cái chưa hợp lý đang tiềm ẩn trong bản chất của hiện tượng đó. Việc định lượng các thông số mang tính đặc trưng của cảm xạ học là việc làm cần thiết. Nhưng cần phải vượt qua những định kiến, những lối mòn ảo tưởng và đặc biệt là đừng tuyệt đối hóa những cái mà ta chưa thực sự kiểm chứng".
TS Vũ Thế Khanh (Tổng Giám đốc Liên hiệp UIA)
Thúy Nga

Tuổi hạn kim lâu, tam tai và hoang ốc năm 2015

Những thông tin về các tuổi hạn như kim lâu, hoang ốc và tam tai trong năm này sẽ được chuyên gia phân tích giúp mọi người biết rõ.


Ảnh minh họa.

Năm Ất Mùi 2015 đang đến gần, nhiều gia đình đang có kế hoạch xây dựng và sửa chữa nhà cửa chắc hẳn sẽ có những băn khoăn trong việc lựa chọn ngày lành tháng tốt hay hợp tuổi để làm nhà. Những thông tin về các tuổi hạn như kim lâu, hoang ốc và tam tai trong năm này sẽ được chuyên gia phân tích giúp mọi người biết rõ.
Theo chuyên gia phong thủy Phạm Cương, Công ty Cổ phần Nhà Xuân, trong nguyên tắc xem tuổi làm nhà, một tuổi được coi là tốt để động thổ thì trong năm đó cần tránh được cả ba hạn tam tai, hoang ốc, kim lâu. Cách tính cụ thể được quy định như sau:
Ba tuổi Thân, Tí, Thìn bị hạn tam tai trong ba năm Dần, Mão, Thìn. Ba tuổi Dần, Ngọ, Tuất: Bị hạn tam tai trong ba năm Thân, Dậu, Tuất. Ba tuổi Hợi, Mão, Mùi: Bị hạn tam tai trong ba năm Tỵ, Ngọ, Mùi. Ba tuổi Tỵ, Dậu, Sửu: Bị hạn tam tai trong 3 năm Hợi, Tý, Sửu.

Các tuổi phạm vào hạn kim lâu: 12, 15, 17, 19, 21, 24, 26, 28, 30, 33, 35, 37, 39, 42, 44, 46, 48, 51, 53, 55, 57, 60, 62, 64, 66, 69, 71, 73, 75.
Các tuổi phạm vào hạn hoang Ốc: 12, 14, 15, 18, 21, 23, 24, 27, 29, 30, 32, 33, 36, 38, 39, 41, 42, 45, 47, 48, 50, 51, 54, 56, 57, 60, 63, 65, 66, 69, 72, 74, 75.
Vân Đài

Tướng tay của người thành đạt, phú quý có gì khác?

Sau đây là những tướng tay của người thành đạt, phú quý. Nếu tinh ý, bạn sẽ dễ dàng nhận thấy.
1. Lòng bàn tay hồng hào, da dẻ láng mượt
Lòng bàn tay hồng hào cho thấy khí sắc tốt, thân thể khỏe mạnh, nguyên khí dồi dào. Đa số người có bàn tay hồng hào thường là những người có phúc khí. Từ sự nghiệp, tiền tài, danh vọng họ luôn có “quý nhân” phù trợ và gặp suôn sẻ mọi việc. Đây là một trong những đặc điểm nổi bật khi suy xét 5 kiểu tướng tay của người thành đạt, phú quý dưới góc độ nhân tướng học.
Tuong tay cua nguoi thanh dat, phu quy hinh anh
 Ảnh minh họa. 
2. Ngón tay sát nhau và đầy đặn, cân đối
Thường đây là kiểu người kỹ lưỡng, làm việc hay chi tiêu đều có kế hoạch, trình tự vì thế họ thường khéo léo thu xếp. Họ quản lý tiền bạc không bao giờ “chi tiền qua cửa sổ”. Và đó là lý do họ chẳng bao giờ bị… cháy túi.
3. Móng tay vuông, ngón như ống trúc
Với đàn ông, móng tay phải thẳng, tốt nhất là hình vuông hoặc hình bầu dục. Còn với phụ nữ, móng tay phải tròn, đẹp và thanh mảnh, nếu móng tay hình chữ nhật và nhọn đầu chút là tốt nhất. Còn nếu móng tay mà hình tròn thì sẽ vất vả, cuộc sống thường gặp khó khăn. Nếu ngón tay gầy guộc kiểu như chân gà thì là tướng lộ tài, chẳng giữ được tiền.
4. Đường chỉ tay rõ ràng, đậm nét
Đường chỉ tay là một phần rất quan trọng trong tướng số học, nhất là khi suy xét tướng tay, nó có thể “bật mí” trình độ trí tuệ, công danh, sự nghiệp cũng như số mệnh của một người. Người có đường chỉ tay rõ ràng và dứt khoát thường rất thông minh, thành đạt, giàu có.
5. Lòng bàn tay vuông, thịt dày và mềm mượt
Lòng bàn tay vuông vức, thịt dày, bốn phía xung quanh hơi nổi lên và làn da mềm mại mượt mà. Khi bắt tay có cảm giác mềm mại, mịn và không xương xẩu, những người có tướng tay này đại đa số là người giàu có, tiền bạc cả đời không phải lo lắng.
Theo Minh An/Một thế giới

Hiểu đúng về giải hạn đầu năm

Trên cơ sở lý luận, vấn đề sao chiếu mệnh không phải là mê tín dị đoan mà là thể hiện sự ảnh hưởng của môi trường với đời sống con người.


Ảnh minh họa.

Theo GS.TS Ngô Đức Thịnh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu văn hóa cho rằng, việc cúng sao giải hạn xuất phát từ cổ xưa: Con người là một bộ phận của vũ trụ. Khi sinh vào năm, tháng, ngày, đêm sẽ chiếu với một sao chiêm tinh. Trong số các sao đó cũng có những sao mang lại điều xấu và sao mang lại điều tốt. Từ đó bản mệnh của mỗi người sẽ ứng với mỗi vị sao.
Trên cơ sở lý luận, vấn đề sao chiếu mệnh không phải là mê tín dị đoan mà là thể hiện sự ảnh hưởng của môi trường với đời sống con người. Cũng từ đó, hình thành phong tục cúng sao giải hạn, chứng tỏ không thể tránh khỏi môi trường nhưng cũng có cách khắc phục. Bên cạnh lễ cúng sao giải hạnđầu năm, mọi người còn làm lễ cầu yên cầu mong sự yên bình trong cộng động. Đó là nguyện vọng tốt đẹp của mỗi người, và mỗi người đều có quyền tự do tín ngưỡng.

Ngoài ra, việc cúng sao giải hạn hiện nay chưa có cơ sở khoa học hay khẳng định nào có thể xóa đi vận hạn của mỗi người. Nhưng các nghi lễ này lại đóng góp trong việc giải tỏa tâm lý, tạo niềm tin cho người dân. Để lễ được tôn kính mỗi người cần có cách thể hiện sao cho văn hóa, đúng luật. Hiện nay, có nhiều địa điểm đang diễn ra tình trạng cúng sao giải hạn với mục đích thu hút lôi kéo, vụ lợi.
Vân Đà

Thứ Ba, 23 tháng 12, 2014

Những vụ trấn yểm nổi tiếng Việt Nam

Nước ta hội đủ núi rừng, đồng bằng và biển với hệ thống sông ngòi chằng chịt, được giới khoa học đánh giá là "vùng đất tốt".
Nước ta hội đủ núi rừng, đồng bằng và biển với hệ thống sông ngòi chằng chịt, được các nhà khoa học trong và ngoài nước đánh giá là "vùng đất tốt". Bởi vậy, không ít những vụ trấn yểm nổi tiếng đã đi vào giai thoại vẫn chưa được lý giải.
Cột đồng Mã Viện 
TS Nguyễn Hoàng Điệp, Giám đốc Trung tâm Dịch thuật, dịch vụ Văn hóa và Khoa học - Công nghệ đánh giá, cột đồng Mã Viện là một trong những vụ trấn yểm nổi tiếng và bí ẩn nhất mọi thời đại. Các tài liệu xưa đều ghi lại đó là một cây cột đồng lớn trên có khắc sáu chữ Hán: "Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt" (Cột đồng gãy, Giao Chỉ không còn) do viên chỉ huy quân đội nhà Hán là Mã Viện sai làm từ các dụng cụ bằng đồng thu được của người Việt và cho dựng sau khi chinh phục được cuộc nổi dậy của Hai Bà Trưng ở Giao Chỉ vào năm 43.
Việc làm này đã được nhiều sử gia Việt Nam và Trung Quốc quan tâm. Tuy nhiên, cột đồng Mã Viện có thật hay chỉ là lời truyền, nếu có thì nó được dựng ở nơi đâu thì vẫn chưa có kết luận thỏa đáng. Sách Thủy Kinh chú sớ của Lịch Đạo Nguyên viết: Mã Văn Uyên đã cho dựng cái mốc đồng để làm giới hạn cuối cùng của đất phía Nam Trung Quốc ngày nay. Mốc đồng ấy tức là cột đồng.
Tương tự, sách Đại Việt sử lược, là quyển sử thuộc hàng xưa nhất ở Việt Nam, cũng chép rằng: Mã Viện dựng trụ đồng làm ranh giới cuối cùng. Theo đó, cột đồng Mã Viện là có thật. Tuy nhiên, chỗ dựng thì xem ra khá mơ hồ. Chúng tôi tra trong các sách sử khác thì thấy có hai luồng ý kiến.
Sử thần Ngô Sĩ Liên cũng ghi là cột đồng tương truyền dựng ở trên động Cổ Lâu, thuộc Châu Khâm. Tuy nhiên, từ điển Từ Hải (Trung Quốc) chỉ rõ nơi dựng cột, đó là núi Phân Mao ở động Cổ Sâm, tức núi Phân Mao ở phía Tây Khâm Châu. Năm 1540, Mạc Đăng Dung cắt đất hiến cho nhà Minh nên từ đấy núi Phân Mao thuộc về đồ bản nhà Minh.
Học giả Đào Duy Anh viết năm 1943 khẳng định cột đồng là có thật và được dựng ở núi Thành, xã Hùng Sơn (Nghệ An). Học giả Đào Duy Anh tin tưởng lời phán đoán của mình là đúng vì nó gần ăn khớp với sự ghi chép của sách Ngô Lục và Tùy Thư. Tuy nhiên, không ít ý kiến phản bác đã đưa ra và cho rằng, đã là vật trấn yểm thì Mã Viện đủ khôn khéo để phao tin đánh lạc hướng người Việt.
Mô tả cột đồng Mã Viện. 
Bùa yểm Cao Biền
Nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Lý học Đông phương cho biết, Cao Biền một nhân vật nổi tiếng trong lịch sử gắn liền với những giai thoại trấn yểm khi bước chân sang Giao Châu vì thấy long mạch nước Nam rất vượng nên muốn phá đi. 
Chuyện cổ thường hư cấu rằng, Cao Biền thường mặc áo phù thủy, cưỡi diều giấy đi khắp nơi xem địa thế. Thậm chí, còn giả lập đàn tế lừa thổ địa đến rồi dùng kiếm báu chém đầu, chôn kim khí để triệt long mạch. Một buổi sáng, Cao Biền ra đứng ở bờ Lô Giang phía Đông thành Đại La, thấy một trận gió lớn nổi lên cùng một vị thần cao hơn hai trượng chập chờn trên sóng nước. 
Cao Biền sợ quá nên muốn yểm thần. Đêm nằm mộng thấy thần tới nói rằng: "Chớ yểm ta, ta là tinh ở Long Đỗ, đứng đầu các địa linh. Ông xây thành ở đây, ta chưa được gặp, cho nên tới xem đó thôi, ta có sợ gì bùa phép". Sáng hôm sau, Biền lập đàn niệm chú phù yểm nhưng sấm động ầm ầm, kinh thiên động địa. 
Trong khoảnh khắc, kim đồng thiết phù bật ra khỏi đất, biến thành tro bay tan trên không. Cao Biền kinh hãi, than rằng: "Xứ này có thần linh dị, ở lâu tất chuốc lấy tai vạ" và sau đó cho lập đền thờ ở ngay chỗ ấy và phong cho thần là thần Long Đỗ, chính là đền Bạch Mã ở phố cổ Hà Nội ngày nay.
Theo nhà nghiên cứu Tuấn Anh, có hàng trăm câu chuyện về việc Cao Biền trấn yểm nước Nam. Trong số đó, nổi tiếng là câu chuyện về sông Tô Lịch và các huyệt đế vương bị Cao Biền trấn yểm. Tuy nhiên, chúng ta chỉ nên xem đó là một giai thoại.
Đền Bạch Mã. 
Sài Gòn trước năm 1975
Nhà nghiên cứu Trung Trí cho biết, ở Sài Gòn trước năm 1975 có hai công trình hình bát giác được cho là biểu tượng phong thủy trấn yểm long mạch, đó là hồ Con Rùa và khám Chí Hòa. Tuy nhiên, xoay quanh câu chuyện này có khá nhiều giai thoại khác nhau. 
Sau khi nhậm chức, Nguyễn Văn Thiệu đã cho người mời thầy địa lý từ Hồng Kông sang Việt Nam để trấn yểm Dinh Độc Lập. Thầy này phán rằng, Dinh Độc Lập được xây trên long mạch, trấn ngay vị trí đầu rồng. Đuôi rồng rơi vào vị trí Công trường Chiến sĩ trận vong. Cần phải dùng một con rùa lớn trấn yểm đuôi rồng lại thì sự nghiệp của tổng thống mới mong bền vững.
Ngay sau đó, tổng thống Thiệu cho người xây hồ nước theo hình bát giác, phỏng theo bát quái đồ gồm bốn đường đi bộ xoắn ốc hướng đến khu vực trung tâm đài tưởng niệm và con rùa bằng hợp kim đội bia đá. Khu vực trung tâm còn có một cột cao được xem như một chiếc đinh lớn đóng xuống giữa hồ để ghim đuôi rồng lại. Tuy nhiên, đầu năm 1976 tấm bia và con rùa bị phá hủy trong một vụ nổ. 
Lại có giai thoại khác về hồ Con Rùa gắn liền với nguồn gốc xây Dinh Độc Lập, lấy núi giả trong Thảo Cầm Viên làm bình phong, sông Thị Nghè làm lưu thủy, tạo thế long chầu, hổ phục. Người Pháp biết điều này, liền cho xây nhà thờ Đức Bà mặt trước bên phải Dinh, hòng phá chữ. Do vậy mà sau này thổng thống Thiệu đã xây thêm hồ Con Rùa để phá thủy, làm nước phun lên cao.
Công trình kiến trúc khác được cho là biểu tượng phong thủy thứ hai của Sài Gòn là trại giam Chí Hòa xây dựng từ năm 1943. Kiến trúc của khám Chí Hoà vô cùng độc đáo và được thiết kế theo thuyết ngũ hành bát quái do kiến trúc sư người Nhật Bản đảm nhiệm. Khám cao ba tầng có hình bát giác với 8 cạnh đều, 8 góc tượng trưng cho 8 quẻ trong Kinh Dịch.
Trại giam khám Chí Hòa nhìn từ trên cao. 
Theo nhà nghiên cứu Trung Trí, khám Chí Hòa được xây dựng dựa trên mô hình trận đồ bát quái của Gia Cát Lượng. Ngay tâm của bát quái trận đồ cũng có một đài phun nước như cột yểm của hồ Con Rùa được gọi là "tru tiên kiếm". Mô hình bát quái này khiến cho những tên tội phạm xảo quyệt, tinh ranh nhất dù có ra được khỏi phòng giam cũng không biết trốn theo đường nào. Nhưng nếu "tru tiên kiếm" bị nhổ lên, phá đi thì toàn bộ thiết kế kiểu trận đồ bát quái sẽ không còn tác dụng.
Chính lối kiến trúc nhuốm màu sắc huyền linh này khiến người ta gọi lối vào duy nhất của khám Chí Hòa là cửa Tử. Nghĩa là đã vào rồi thì không có cách nào để nhận biết đường ra nếu không thông lý số, kinh dịch. Có lẽ đó là lý do mà lịch sử khám Chí Hòa chỉ có 2 trường hợp vượt ngục thành công. Một là những người tù cách mạng năm 1945; hai là Phước "tám ngón" vượt khám Chí Hòa năm 1995.
"Nếu thống kê kỹ, Việt Nam ta có khá nhiều câu chuyện nổi bật về việc trấn yểm và bị trấn yểm. Ngay cả các làng quê cũng không thiếu chuyện về việc cha ông trấn yểm để mong an lành. Còn chuyện về Cao Biền trấn yểm nước Nam ta lại là một điển hình, trong đó tính giai thoại nhiều hơn thực tiễn".
Nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh (Giám đốc Trung tâm Lý học Đông phương)
Trần Hòa

Sự thật về thuật trấn yểm: Vùng đất của thầy phong thủy

Không khó để tìm ra vùng đất ấy chính là phủ Kiến Xương, trấn Sơn Nam, nay là huyện Vũ Thư, Thái Bình.
Sách xưa đã ghi lại rất rõ về "cái nôi" của những thầy địa lý phong thủy với chuyên môn yểm bùa, trừ tà, trị bệnh. Và không khó để tìm ra vùng đất ấy chính là phủ Kiến Xương, trấn Sơn Nam, nay là huyện Vũ Thư, Thái Bình.
Ông tổ Đạt Mạn thiền sư
Ông Bùi Đức Chính, Chủ tịch Mặt trận xã Song Lãng tổng kết: "Vài chục năm trước vùng này có rất nhiều thầy địa lý. Họ đều là những thầy cao tay nhưng trước khi chết đã không truyền lại cho ai nên số lượng đã giảm đáng kể, chỉ còn lại chục người nổi tiếng".
Theo ông Chính, Vũ Thư có nhiều thầy địa lý như vậy vì ngày xưa, đây là nơi có nhiều gò sông, được các thầy địa lý gọi là đất rồng cuộn hổ ngồi có thể phát vương, phát tướng. Họ quy tụ về đây để "tầm long" và chờ thời, từ đó hình thành nên phái Hoàng Giang. Phái này gắn liền với chùa Phúc Thắng do Đạt Mạn thiền sư đứng đầu. Tại chùa còn giữ được Tịnh Chuỳ và một số thư tịch cổ để chứng minh. 
Nhà nghiên cứu lịch sử Đặng Hùng, Hội viên Hội Sử học Việt Nam cho biết: Phái Hoàng Giang thuộc đạo giáo bên Trung Quốc và được truyền sang nước ta từ những thế kỷ đầu sau công nguyên. Theo đó, cụ Đỗ Hoàng sống ở thế kỷ thứ XI, tại trấn Hải Dương, vùng giáp Yên Tử - Quảng Ninh ngày nay vốn là đạo sĩ. Vì muốn con cháu thành danh nên đã truyền dạy đạo pháp cho ba người con trai. Nổi bật trong số đó có Đỗ Đô là người kế nghiệp chân truyền. 
Thấy Đỗ Đô tinh thông pháp thuật, vua Lý Thánh Tông đã mời ông tham dự triều chính và sau này phong ông là Đạt Mạn thiền sư. Sách "Văn hoá vùng đất Lạng - Hương Mần" còn ghi lại khá tỉ mỉ về những việc lạ về Đạt Mạn. Thiền sư biết trước ngày vua mất nên khi triều đình chưa kịp sai người đến đón, Đạt Mạn đã lên đến kinh đô để trông nom Thái tử. Cả hai đời vua Thánh Tông và Nhân Tông đều gọi ông là Thượng phụ.
Chùa Phúc Thắng, cái nôi của các thầy địa lý phái Hoàng Giang. 
Bùa pháp Hoàng Giang
Ở Vũ Thư, nghề phong thủy địa lý được xem là gia truyền. Những người hành nghề này đều tôn Đạt Mạn thiền sư là "ông tổ" của nghề. Theo đó, họ hành nghề theo những công năng có được mà môn phái Hoàng Giang đã truyền thụ từ xa xưa.
Chẳng biết thực hư công dụng bùa pháp, trấn yểm ra sao nhưng thầy nào cũng khẳng định mình có thể trấn yểm bất cứ thứ gì. Từ xem tướng đất, hóa giải vận mệnh đến bùa yếm, chữa bệnh đều thông thạo. Chúng tôi tìm đến nhà thầy Phạm Văn Tôn ở xã Minh Lãng, người được gọi là thầy địa lý giỏi nhất. Ông Tôn cho rằng, pháp môn được chia thành hai phái, một thiện một ác. Thiện hay ác thì còn lương tâm của thầy địa lý. 
Ông Đào Ngọc Thạch hiện đang hành nghề phong thủy ở xã Xuân Hòa thì cho rằng: "Ngày xưa các thầy cạnh tranh nhau nhiều, ai cũng muốn cho thiên hạ biết tài năng của mình nên đua nhau luyện bùa chú và chứng minh năng lực bằng cách làm ra các trò giống như ảo thuật. Thực chất đó là các mẹo phù phép của đạo giáo phái Hoàng Giang".  
Ví dụ như bùa xua đuổi chuột thì lấy cây hoắc hương đốt ở bốn góc ruộng. Trở về nhà lấy một chiếc đũa con, đến chỗ góc ruộng bẻ chiếc đũa làm đôi, xếp hình chữ thập, dùng chân dẫm lên chữ thập đó. Đem hai đoạn đũa này đến góc ruộng khác và làm như vậy, khi làm phải đọc thần chú thì chuột sẽ không dám đến.
Một trong những lá bùa được nói nhiều nhất ở Vũ Thư là phép ẩn hình. Theo đó, khoảng canh ba đêm mùng một tết Nguyên Đán, người luyện lấy một nắm đậu đen, hướng về sao Bắc Đẩu đọc thần chú 49 lần và không quên rèn luyện thêm trong các tháng. 
Luyện xong, dùng hạt đậu nấu chín phơi khô, khi gặp nguy nan có thể ngậm hạt đậu vào miệng, đọc thần chú sẽ được thoát nạn vì lúc đó không ai có thể nhìn thấy hình hài của người làm phép nữa.
Ông Bùi Đức Chính, Chủ tịch Mặt trận xã Song Lãng khẳng định: "Về cách làm bùa yểm thì chỉ cần đi theo thầy là được chứng kiến. Còn hiệu quả như thế nào thì không ai biết, chỉ biết rất nhiều người đến thuê các thầy địa lý đi làm gì đó". 
Một số lá bùa mà các thầy địa lý phái Hoàng Giang thường dùng 
Người được "gửi" pháp thuật
Nhà nghiên cứu sử học Đặng Hùng kể câu chuyện của chính mình cách đây đã hơn 30 năm. Khi đó, ông sang Nam Định công tác và nghe danh một thầy phù thủy đắc đạo ở huyện Giao Thủy. Một lần tình cờ, ông Hùng tìm đến xin học. 
"Một lần thầy bảo tôi rằng, ông sẽ không còn ở dương thế bao lâu nữa nhưng lại chưa có ai để truyền lại. Ông biết tôi đam mê nghiên cứu bùa chú nên xin phép gửi pháp thuật ở chỗ tôi để sau này cháu đích tôn của ông lớn lên sẽ tìm để tự học", ông Hùng kể.
Năm sau, ông thầy địa lý qua đời. Theo lời dặn, vào lúc nửa đêm trăng rằm ông Hùng ra khoảng đất trống vẽ một vòng tròn bát quái, bên ngoài dải bùa và đốt nến. Ở giữa đóng một cây nêu đợi khi trăng đứng bóng thì ông Hùng phải đứng vào đúng chỗ đóng cọc đó. 
Mấy ngày sau đó ông Hùng trở nên đờ đẫn. Mãi đến năm 1992, có người thanh niên ngoài hai mươi tuổi đến nhà tìm ông Hùng muốn xin lại pháp thuật mà ông nội đã gửi trước đó. Sau khi xong việc, chàng thanh niên đưa cho ông Hùng một lá bùa bảo ông đốt, hoà nước rồi uống. Uống xong, ông Hùng quên hết mọi chuyện liên quan đến bùa chú. Chỉ nhớ lại cách làm chứ không còn nhớ thần chú để trấn yểm nữa.
Sau rất nhiều năm nghiên cứu về phong thủy trấn yểm, nhà nghiên cứu Đặng Hùng cho rằng, ở vùng đất là "cái nôi" của các thầy địa lý như Vũ Thư thì sau khi chọn được người kế nghiệp. Thầy địa lý phải lập đàn phong ấn tín, phong đạo hiệu giống như một nghi lễ để truyền nghề. Và ngày nay, phong tục của các gia đình làm nghề địa lý vẫn được duy trì như vậy.
"Thực tế về năng lực của những thầy địa lý phong thủy như thế nào thì rất khó để xác định hoặc chứng minh. Tuy nhiên, khi khoa học chưa thể chứng minh hết được thì lại là cơ hội để những thầy địa lý rởm trục lợi kiếm tiền bằng đủ trò lừa bịp. Vì thế, người dân cần sáng suốt và không nên quá tin vào những chuyện pháp thuật đó".
Nhà nghiên cứu Đặng Hùng
Trần Hòa

Tham khảo vui về tướng lòng bàn tay

Lòng bàn tay có nhiều chỉ gò nổi cao là người hay lo nghĩ, suy tính. Lòng bàn tay trũng là có điềm xấu, thiếu can trường tranh đấu, thiếu kiên nhẫn, khó thắng vận thời.

- Lòng bàn tay rộng: Có óc phân tích tỉ mỉ.
- Lòng bàn tay thật mềm, thật nhỏ và mỏng: Thiếu sinh lực, suy nhược và mơ mộng xa vời.
- Lòng bàn tay rộng, bằng phẳng: Óc cầu tiến, tìm tòi.
- Lòng bàn tay nhỏ hẹp: Óc tính toán, tế nhị.
- Lòng bàn tay dài hơn ngón giữa: Thông minh, ít nghĩ đến chi tiết, chỉ nghỉ đến việc lớn lao.
- Lòng bàn tay nhỏ và ngắn hơn ngón giữa: Tế nhị, khéo léo, có trực giác, giàu lý trí, ưa lý sự.
- Lòng bàn tay và ngón giữa bằng nhau: Tính quân bình, sáng suốt, thông minh, công bình.
- Lòng bàn tay dài hơn ngón giữa: Thông minh, không để ý những chi tiết nhỏ nhặt.
- Lòng bàn tay có sắc ấm: Nóng tính, hay gắt gỏng.
- Lòng bàn tay có sắc lạnh: Tình duyên trắc trở.
- Lòng bàn tay có sắc khô: Thần kinh dao động.
- Lòng bàn tay có màu đỏ, nóng và khô: Yếu tim.
- Lòng bàn tay trơn ướt: Hay thương vay khóc mướn.
- Lòng bàn tay vừa nóng vừa ướt: Yếu bộ hô hấp.
- Lòng bàn tay lạnh: Yếu tim.
- Lòng bàn tay nóng: Coi chừng gan, cơ thể bị chứng nhiệt.
- Lòng bàn tay ướt mồ hôi: Phong thấp, ưa an nhàn, nhạy cảm, hay xúc động.
Theo Gia đình Online/ Blogphongthuy

Chủ Nhật, 21 tháng 12, 2014

Trước khi chết, con người thấy những gì?

1. Tự bản thân nghe thấy người khác tuyên bố mình đã chết
Một người trước khi chính thức từ giã cõi đời, tai của họ sẽ nghe thấy bác sĩ hoặc người nào đó bên cạnh tuyên bố mình đã chết. Đồng thời, toàn thân người đó sẽ cảm thấy sự mệt mỏi rã rời về mặt sinh lý.
2. Cảm thấy thoải mái chưa từng có
Trải nghiệm đầu tiên trước khi một người chính thức đi vào cõi vĩnh hằng, đó chính là cảm giác bình yên, thoải mãi, thư giãn chưa từng có bao giờ. Trước đó sẽ có cảm giác đau khổ, nhưng chỉ là thoáng qua. Cuối cùng, bản thân người này sẽ thấy mình đang bay bổng ở một nơi xa lạ nào đó. Những cảm giác thanh thoát, thoải mái sẽ vây quanh họ.
3. Nghe thấy âm thanh kỳ quái
Trong lúc lâm chung hoặc khi bắt đầu đi vào cõi chết, con người sẽ nghe thấy những âm thanh kỳ quái khác nhau. Người thì nghe thấy tiếng nhạc du dương, tuyệt diệu, người lại thấy những tiếng la hét, kêu gào…
32-8110-1418915576.jpg
4. Cảm giác bị kéo vào khoảng không đen tối
Khi nhắm mắt xuôi tay, con người sẽ có cảm giác như bị kéo vào khoảng không đen tối nào đó với một lực khá mạnh mà bản thân không thể kháng cự được. Nó như một chiếc hộp kín, không có không khí, ngột ngạt, khó chịu.
5. Người khác không thể nghe thấy mình nói gì
Dù có cố gắng la hét, thét gào về tình trạng của bản thân, thì cũng không có bất cứ ai nghe thấy điều đó. Từ đó họ cảm thấy vô cùng cô đơn, sầu thảm.
6. Không ngừng thoát xác rồi lại nhập xác
Con người trước khi chính thức đi về cõi vĩnh hằng, thường có cảm giác linh hồn thoát ra khỏi thể xác rồi lại nhập xác. Cứ như vậy cho tới khi không còn cảm nhận được bất cứ điều gì.
7. Có ai đó dẫn dắt cho mình
Một người nào đó sẽ xuất hiện trong mờ ảo và dẫn dắt cho linh hồn của người chết.

Thứ Bảy, 20 tháng 12, 2014

Vẻ ngoài tiết lộ điều gì thú vị về bạn?

Đặc điểm cơ thể của chúng ta tác động rất nhiều tới cảm xúc của người đối diện.

Vẻ ngoài nói gì về bạn? Khoa học đã chứng minh đặc điểm cơ thể của chúng ta tác động rất nhiều tới cảm xúc của người đối diện.
Dưới đây là những phát hiện về cơ thể khá thú vị đã được các nhà khoa học nghiên cứu:
1. Đàn ông thấy phụ nữ hay cười rất quyến rũ
Theo nghiên cứu của đại học British Columbia, phái mạnh thường bị thu hút và có ấn tượng tốt với những người phụ nữ hay cười. Đàn ông luôn cảm thấy phụ nữ hay cười rất gợi cảm. Sở dĩ như vậy bởi họ luôn mã hóa nụ cười của phái đẹp mang một thông điệp nào đó.
Trong khi đó, ngược lại, phụ nữ lại không mấy khi bị hấp dẫn bởi nụ cười của đàn ông. Họ thích những chàng trai có đôi mắt đẹp và cơ thể cường trắng, rắn chắc. Phụ nữ không coi nụ cười của phái mạnh có bất cứ hàm ý hay thông điệp nào.
Phụ nữ hay cười rất quyến rũ
2. Mặt bên trái của bạn "đáng yêu" hơn mặt bên phải
Theo nghiên cứu mới công bố của Experimental Brain, mặt phía bên trái của bạn gợi cảm giác dễ chịu hơn mặt phía bên phải. Điều này không có nghĩa là mặt phía bên trái của bạn đẹp hơn mặt bên phải mà chỉ là do bán cầu não của người đối diện cảm nhận thấy thế.
3. Môi đỏ có thể khiến bạn kiếm được nhiều tiền hơn
Sau khi đọc được thông tin này, rất có thể bạn sẽ sẵn sàng cầm thỏi son đỏ lên và thoa lên môi.
Một nhà khoa học người Pháp đã quan sát 450 cuộc giao dịch bán hàng và nhận ra rằng tới 50% các nữ giao dịch viên tô môi son màu đỏ chót níu giữ khách hàng lâu hơn 50% thời lượng giao dịch trung bình. Trong khi đó, các cô gái tô son hồng, nâu hay màu khác chỉ giữ chân khách cao nhất là 33%.
Sở dĩ như vậy bởi, theo góc nhìn khoa học thì đôi môi màu đỏ gợi cảm giác khỏe mạnh, đầy sức sống. Ngoài ra đàn ông cũng bị thu hút nhiều nhất ở đôi màu đỏ hơn là các màu khác.
Son đỏ rất gợi cảm
4. Màu tóc gợi khả năng "giường chiếu"
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Đức, những cô gái có mái tóc màu đỏ có mật độ quan hệ chăn gối với bạn tình dày hơn các màu tóc khác. Theo lý luận của họ thì màu tóc đỏ bốc lửa, quyến rũ và có vẻ "chịu chơi" trong mắt người đối diện.
Màu tóc đỏ sexy trong mắt người khác giới
5. Đôi mắt gợi sự tin cậy
Cụm từ "Cửa sổ tâm hồn" đang được khoa học chứng minh dựa trên các nghiên cứu cụ thể. Theo báo cáo của hội khoa học cộng hòa Séc thì màu mắt sẽ ảnh hưởng tới độ tin cậy của bạn trong mắt người đối diện.
Nếu bạn có đôi mắt màu màu xanh biếc, hẳn nhiên nó rất đẹp nhưng trong mắt đối phương, trông bạn sẽ kém tin cậy hơn một cô nàng mắt nâu. Nghiên cứu chỉ ra 80% những người tham gia khảo sát đặt nhiều niềm tin ở đôi mắt màu nâu hơn màu mắt khác.
Màu mắt nâu gợi sự tin cậy

Theo Thu Hương - Dân Việt

Thứ Sáu, 19 tháng 12, 2014

Bói thỉnh ý Trời

Bói toán bằng bốc quy (bói rùa) và phệ (bằng cỏ thi) là hình thức bói toán cổ xưa nhất của các thánh vương Trung Hoa để thỉnh ý Trời mỗi khi muốn ra các quyết định trọng đại như khai chiến, định đô v.v... Trong Kinh Thánh, các vua David, Saul của người Do Thái cũng thường sử dụng lối bói Ephod với hai thẻ urim và tummim tương tự như lối bói âm dương của Á Đông để thỉnh ý Thiên Chúa.
Quan niệm cũng như công dụng của bói toán ngày xưa hoàn toàn khác với ngày nay. Khởi thủy, phương pháp này chỉ được những bậc thiên tử - con Trời - sử dụng khi gặp những vấn đề nan giải, khó quyết đoán, hoặc vua tôi bất đồng ý kiến..., khi ấy mới thành tâm bói rùa hoặc cỏ thi để thỉnh mệnh Trời, mục đích là chấm dứt mọi nghi ngờ, tất cả đồng lòng tuân theo, không còn chia rẽ, bàn tán.
Định thiên hạ
Công dụng của bói toán cổ đại là “thông thiên hạ chi chí, đoán thiên hạ chi nghi, định thiên hạ chi nghiệp”, tức làm cho mọi người vững tâm tin tưởng vào việc đang làm, thông cảm cùng nhau, thành công trong đại nghiệp, cho nên “không nghi ngờ thì không bói, việc phi nghĩa không bói” vì như thế là khinh nhờn Thượng đế.
Mỗi khi bói toán đều chép kết quả vào sách sử. Trong kinh điển Nho giáo như Kinh Thư ghi chép phần nhiều các cuộc bói rùa; Kinh Xuân thu ghi chép phần nhiều các cuộc bói cỏ thi.
Đức Khổng Tử trong bình giải Kinh Dịch có viết rằng: “Tìm hiểu những điều thâm u, nghiên cứu những việc uẩn áo, thu nhặt những điều sâu xa, thấu đạt những điều bí ẩn, định việc tốt - xấu trong thiên hạ, thúc đẩy mọi người nỗ lực, không gì lớn bằng bói rùa, bói cỏ thi”.
Theo người xưa, rùa là linh vật, một trong “tứ linh”, sống lâu nên linh thiêng, lại có mai nhô cao tượng trưng cho trời, bụng phẳng thấp tượng trưng cho đất. Chữ giáp cốt là tượng chữ đầu tiên của Trung Hoa, hầu hết là những lời dự đoán cát hung được khắc trên mai rùa. Cỏ thi là linh thảo, mỗi gốc có 100 nhánh, thứ cỏ thiêng này chỉ mọc ở vùng mộ vua Phục Hy và Khúc Phụ - cố hương của Khổng Tử. Các đời Hạ, Thương, Chu đều lập ra quan thái bốc chuyên coi việc bói cũng như chức quan trông giữ rùa, mai rùa dùng cho việc bói.
Bói rùa sống
Cổ nhân chia rùa ra làm 10 loại, trong đó loại linh quy, bảo quy, văn quy là rất hiếm thấy, mà thần quy lại càng hiếm hơn và chỉ có loại này mới được sử dụng để bói sống.
Tương truyền loài thần quy thường sống hàng ngàn năm, khi đến 800 năm thì cơ thể chúng trở nên bé nhỏ như đồng tiền mà thôi. Loài này mùa hạ ở trên hoa sen, mùa đông ẩn trong ngó sen. Khi thỉnh được thần quy về thì đặt lên hương án khấn vài chuyện muốn hỏi, dựa vào màu sắc và động tác của rùa để dự đoán.
Như muốn đoán chuyện sống chết của một người, nếu sống thì những hoa văn trên mai thần quy sẽ hiện màu đỏ tựa hoa đào, ngược lại nếu hiện màu xám đen là điềm dữ. Hoặc nếu là việc tốt nên làm thì thần quy sẽ nhổm cao lên, việc xấu thì nằm yên không động đậy... Vì rất hiếm gặp thần quy nên phần lớn người ta sử dụng phép bói bằng cách hơ nóng mai rùa.
Coi mai rùa
Phải chọn rùa lớn, có sắc vàng tươi; rùa nhỏ, rùa đen đều không dùng, sau khi hiến tế thì giữ phần mai rùa. Thông thường, chính giữa mai rùa có một đường thẳng chạy từ dưới lên trên, gọi là “Thiên lý lộ”, có năm đường chạy ngang chia thành ba khoảng trống, người bói có thể tùy ý vạch một, hai đường trên khoảng trống ấy để cầu đoán.
Hơ mai rùa phải đủ “ngũ hành”: Đặt mai rùa lên trên chậu nước trong có bỏ tiền đồng, đặt chậu nước lên khung gỗ treo, bên dưới đốt bằng loại than được chế từ bột chì, than gỗ và than bùn. Hơi nước làm nóng lên, mai rùa sẽ phát tiếng vỡ, gọi là “quy ngữ”, sau đó sẽ nứt ra, người bói căn cứ vào những vết nứt ấy là ngọc triệu (vết rất nhỏ), ngõa triệu (vết hơi lớn) hay nguyên triệu (vết rất lớn) để đoán cát hung. Có đến 1.200 bài tụng từ để đoán tất cả những vết biến đổi trên mai rùa.
Đại khái là những vết nứt nếu chạy song song với đường đã vạch trước thì là điềm lành, bị cắt ngang là điềm dữ. Sau khi bói, dùng dây quấn quanh các đường nứt, đặt mai rùa lên hương án mà thờ, ba ngày sau các vết nứt sẽ liền lại. Nếu trong ba ngày mà mai rùa vẫn phát ra tiếng thì xem như “quy ngữ” chưa hết, phải đem ra bói lại.
Sau này người ta đơn giản hóa, đem mai rùa hơ lửa rồi mới phết mực, sau đó chùi đi, chỗ mai nứt ra dẽ uống mực, nếu được những đường thật đậm, thật rõ là điềm tốt, nét nứt mờ tức là điềm xấu...
Luận thuyết thiên trị
“Hồng Phạm Cửu trù” được xem là luận thuyết thiên trị cổ nhất thế giới vì hoàn thành từ thời vua Đại Vũ (2205-1197 trước Công nguyên) bao gồm 9 nguyên tắc trị dân (Cửu trù) của bậc thiên tử, trong đó ở nguyên tắc thứ 7, chương Kê nghi nói rằng: Bậc thiên tử phải nghiên cứu các điều ngờ vực; cử người chuyên lo bốc quy và phệ thi để thỉnh ý Trời. Khi gặp việc hệ trọng, vua phải đắn đo suy nghĩ, sau đó bàn với khanh sĩ, dân chúng, nếu vẫn chưa quyết thì phải thành tâm bói.
Thường ba người cùng bói, sau đó tuân theo lời đoán của hai người giống nhau.
- Việc mà vua thuận, quẻ bói thuận, khanh sĩ, thứ dân thuận thì là đại đồng, cực tốt.
- Việc vua thuận, quẻ bói thuận thì dù khanh sĩ, thứ dân nghịch vẫn tốt.
- Việc mà vua và khanh sĩ nghịch, nhưng quẻ bói và thứ dân thuận cũng tốt.
- Việc mà vua và quẻ bói thuận, khanh sĩ và thứ dân nghịch thì tốt nếu là việc bên trong, xấu nếu là việc bên ngoài.
- Nếu quẻ bói nghịch với ý mình thì tốt nhất là khoan hành động.
Bậc thiên tử hành động như thế thì dân chúng sẽ hết lòng tin tưởng vì thấy vua kính sợ Trời, vâng mệnh Trời; coi trọng ý quần thần, thứ dân; không cẩu thả hay độc đoán, nhờ đó mà mọi việc đều vừa ý dân, thuận lòng Trời.
THƯỢNG VĂN
(Theo Người lao động)