DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE

Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản miễn phí cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí

Thứ Bảy, 28 tháng 2, 2015

Bài văn khấn trong ngày vía Thần Tài mùng 10 Tết

Người xưa cúng vía Thần Tài quanh năm, không chỉ vào dịp giỗ, Tết, Sóc Vọng mà vào bất kỳ lúc nào thấy cần cầu xin

Ngày thường, người ta cúng Thần Tài đơn giản, chỉ có trầu, nước, trái cây,….Còn trong các dịp giỗ, Tết, Sóc Vọng thì cúng Thần Tài bằng cỗ mặn.
Để tưởng nhớ Thần Tài mọi người chọn ngày mùng 10 tháng giêng âm lịch là ngày thần Tài bay về trời làm ngày cúng vía Thần Tài. Vào ngày cúng vía Thần Tài thường sắm lễ như sau: 1 bình bông, 1 con tôm, 1 con cá lóc nướng, 1 con cua, 1 miếng heo quay, 1 bộ giấy tiền vàng mã, 1 đĩa quả, chum rượu, để cúng lấy vía Thần Tài, cầu xin cho năm mới làm ăn phát đạt.
Mọi người chọn ngày mùng 10 âm lịch là ngày Thần Tài bay về trời làm ngày cúng vía Thần Tài để mong may mắn cả nămMọi người chọn ngày mùng 10 âm lịch là ngày Thần Tài bay về trời làm ngày cúng vía Thần Tài để mong may mắn cả năm
Nơi cúng lễ
Nhiều người lễ ở nhà riêng thường đặt mâm cúng trước cửa, hay ngoài sân, ban công. Thực tế, cúng ngoài sân hay ngoài cửa dễ có "vãng vong", dân gian gọi là vong lang thang vào phá. Tốt nhất ở nhà riêng nên đặt mâm cúng trong nhà.
Một số lưu ý khi chuẩn bị đồ Lễ
- Hương: Có nơi cho rằng thắp vào sáng, có nơi cho rằng cần thắp vào chiều tối, thực ra là không cần thiết và không có quy định cụ thể. Có thể chọn giờ tốt cho cúng lễ trong ngày hoặc chọn ngày giờ tốt có sao tốt đến để kích hoạt trường khí dễ hơn.
- Nước: Chén để nước cần rửa sạch trước khi lấy nước mới. Chỉ cần một chén nước là đủ, chứ không phải ba hay năm chén. Nước không để quá đầy, cần cách miệng chén khoảng 1 cm. Cẩn thận không để nước tràn ra hoặc đổ lên bàn.
- Hoa: Bình hoa có thể bằng thủy tinh, gốm sứ... đều được. Chỉ nên chọn hoa tươi, hoa có nụ và có hương thơm càng tốt. Không nên dùng hoa giả.
- Quả: Quả nên chọn loại tươi, ngon, nhìn nguyên vẹn, thường dùng táo, lê, chuối, cam, quýt... Cũng như hoa, không dùng quả nhựa, quả nhân tạo không ăn được.
- Đèn, nến: Đèn cúng là đèn thật như đèn dầu, nến. Không dùng đèn nhấp nháy, đèn điện... vì đều tạo ra trường khí xấu, ảnh hưởng đến việc thờ cúng.
Bài văn khấn trong ngày cúng vía thần tài (tham khảo)
- Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
- Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
- Con kính lạy Thần Tài vị tiền.
- Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ Địa cai quản trong xứ này.
Tín chủ con là……………………………..Tuổi…………...............................Ngụ tại……………………………………………………………………………………….
Hôm nay là ngày……..tháng……..năm…………..(âm lịch).
Tín chủ con thành tâm sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quản và các thứ cúng dâng, bày ra trước án kính mời ngài Thần Tài tiền vị và chư vị tôn Thân.
Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.
Phục duy cẩn cáo!
Theo Hoàng Anh - VietQ.vn

Vân tay nói gì về bạn?

Dấu vân tay có thể cho biết tính cách của một người và cả tiềm năng bẩm sinh của người đó. Thực tế, có hẳn 1 ngành khoa học chuyên về phân tích dấu vân tay có tên là Dermatoglyphics.

Dermatoglyphics là ngành khoa học chuyên về phân tích dấu vân tay, nghiên cứu sự liên quan giữa dấu vân tay và sự phân bố tế bào thần kinh trên não bộ, từ đó biết được tính cách của một người và lĩnh vực mà người đó có khả năng vượt trội.
Dấu vân tay nói gì về bạn?Dấu vân tay nói gì về bạn?
Theo ngành này, vân tay được phân loại thành 4 kiểu khác nhau, đó là: Arch, Radial loop, Ulnar loop, Whorl.
Tính cách của người có vân tay dạng Arch
Vân tay dạng ArchVân tay dạng Arch
Arch là kiểu vân tay có hình mái vòm xếp tầng lên nhau. Người có phần lớn vân tay đều theo dạng này có tiềm năng không giới hạn. Họ luôn nghi ngờ, luôn đặt câu hỏi và không tin vào bất cứ điều gì cho đến khi thấy được chứng cứ, bằng chứng rõ ràng,xác thực. Họ có khiếu trong các công việc thương mại.
Ngoài ra, người có vân tay dạng Arch là người theo chủ nghĩa an toàn, thiết thực và đáng tin cậy. Trước 1 nhiệm vụ hay vấn đề nào đó, họ thường có hướng tiếp cận trực tiếp, thăm dò từng bước để quyết định hành động. Họ thích sự ổn định,yên bình, các quy tắc và luật lệ, có thể làm những công việc được lặp đi lặp lại hằng ngày. Họ thích điều đơn giản, rõ ràng và cụ thể.
Tính cách của người có vân tay dạng Radial loop
Vân tay dạng Radial loopVân tay dạng Radial loop
Trong dạng Radial loop, các đường vân tay cong theo chiều hướng về phía ngón cái. Người có vân tay dạng này có khả năng sáng tạo mạnh mẽ, óc quan sát tinh vi, sắc bén. Đồng thời, họ cũng có thể lĩnh hội dễ dàng, nhận thức thấu đáo.
Kiểu người này lấy bản thân là trung tâm, tự bước đi trên đôi chân của mình. Để hoàn thành công việc, họ có phương pháp cụ thể, không chấp nhận những suy nghĩ chậm chạp hay ngớ ngẩn. Ngoài ra, trong suy luận và làm việc, họ nhìn nhận vấn đề dưới nhiều góc độ khác nhau, thậm chí là trái ngược.
Nếu vân tay dạng Radial Loop nằm ở ngón cái hoặc ngón trỏ, chủ nhân của chúng có óc phán đoán tốt, thích gây ấn tượng sâu sắc, sử dụng những phương pháp kì lạ để quản lý công việc. Họ có suy nghĩ rất khác với mọi người, thường bị xem là bất trị hoặc kì lạ.
Họ cũng thường có những lí luận ngược đời và thường thích quan tâm đến tôn giáo hay các vấn đề tâm linh huyền bí. Họ thích lật ngược vấn đề, từ kết quả hiện có mà suy luận lại, nghiên cứu lại của tất cả tiến trình liên quan. Họ thường có xu hướng "nước đến chân mới nhảy".
Tính cách của người có vân tay dạng Ulnar loop
Vân tay dạng Ulnar loopVân tay dạng Ulnar loop
Ở dạng này, hướng cong của các đường vân tay là theo ngón út. Người có vân tay dạng Ulnar loop thuộc tuýp người cổ hủ, không có nhiều sáng kiến hay sáng tạo mới, nhưng lại có khả năng học hỏi và làm theo người khác rất nhanh.
Trong giao tiếp, họ thường thụ động, dù rất muốn hòa đồng nhưng lại không bao giờ chủ động thiết lập quan hệ. Nếu cảm thấy không thích hoặc không thể hòa nhập với 1 cộng đồng nào đó, những người này cũng không thể tiếp tục hoạt động hoặc làm việc với cộng đồng ấy. Nhìn chung, họ không thích xung đột, không có mục tiêu rõ ràng hay tham vọng cao xa.
Trong công việc, người có vân tay dạng Ulnar loop thích tiến hành mọi thứ theo trình tự. Họ dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường - kể cả cái tốt cũng như cái xấu. Họ dành cho người thân, bạn bè sự quan tâm tận tình và giữ những mối quan hệ đó rất bền vững.
Tính cách của người có vân tay dạng Whorl
Vân tay dạng WhorlVân tay dạng Whorl
Đây là kiểu vân tay mà các đường vân tay tạo thành những hình tròn đồng tâm. Người có vân tay dạng Whorl chỉ hành động khi có mục tiêu cụ thể; họ đồng ý làm việc khi đối tác đã đưa ra những điều kiện hợp lý và chiến lược rõ ràng.
Họ có tinh thần chiến đấu mạnh mẽ, quan niệm thành công của họ là hoàn thành những việc mang tính khó khăn và thử thách cao. Đối với họ, không gì là không thể - bởi lẽ người có vân tay dạng Whorl luôn đòi hỏi và thúc đẩy bản thân, đồng thời đặt ra những mục tiêu mới để tiếp tục chinh phục và tiến bộ.
Tuy nhiên, họ có thể gặp khó khăn khi giao tiếp với mọi người vì tính chiếm hữu cao và đôi khi hơi vô lý. Họ cũng không thích các phương pháp dạy dỗ độc đoán hay kiểu đối xử gia trưởng. Họ là điển hình cho tuýp người tham công tiếc việc, ham học hỏi và luôn muốn khám phá thế giới.
Theo Tử Lung - Gia đình Việt Nam

Thứ Năm, 26 tháng 2, 2015

Lễ vật cúng ''Hóa vàng'' mùng 3 Tết như thế nào?

Ngày mồng ba Tết (có nơi mồng bốn), làm lễ cúng đưa ông bà hay còn gọi lễ hóa vàng. Lễ này có nơi gọi lễ tiễn ông vãi. Tục này không thể thiếu trong mỗi gia đình Việt.

Theo nhóm tác giả PGS Lê Trung Vũ, Lê Huỳnh Lý, TS Nguyễn Hồng Dương, Lưu Kiếm Thanh, Hồ Tường trong Nghi lễ vòng đời người, viết: "Lễ Hóa vàng là lễ cúng đưa ông bà, còn gọi là cúng tiễn ông vãi
Có gia đình cúng ngày mồng ba, có khi mồng bốn. Họ làm mâm cơm cúng gia tiên, rồi đem bào nhiêu vàng mã đã cúng trong ba ngày tết ra hóa. Những vàng mã dành cho người mới mất trong năm qua thì được háo riêng.
Khi hóa vàng xong thì người ta vẩy vào mấy giọt rượu cúng trên bàn vì tục cho rằng có làm như thế mới thiêng, ở cõi âm các cụ mới nhận được và vàng mã đó mới tiêu được ở âm phủ. Hai cây mía cũng được đem hơ trên đống tàn vàng. 
Hai cây gậy các cụ theo tín ngưỡng được coi là đòn gánh gánh vàng về cõi âm và là vũ khí chống lại bọn quỉ sứ muốn cướp vàng đi. Trong bữa cơm hóa vàng, con cháu tề tựu đày đủ, thân mật và sau đó chia tay, chấm dứt mấy ngày Tết".
Lễ hóa vàng (đốt giấy tờ) sau khi đã cúng tiễn ông bà xong - Ảnh NT
Lễ vật giống như lễ cúng gia tiên:Mâm ngũ quả, hương hoa, giấy tiền vàng mã, đèn nến, trầu cau, rượu, trà, bánh chưng (hoặc bánh tét). Cỗ mặn hoặc chay với đầy đủ các món ăn ngày Tết, được chế biến thơm ngon tinh khiết, bày biện đầy đặn, trang nghiêm. Trong đó, nếu cúng mặn không thể thiếu con gà trống.
Bàn thờ thiên ngoài trời - Ảnh NT
Ngoài Lễ Hóa vàng ngày mùng 3 còn có 3 lễ cúng, đó là Cúng Tết nhà, Tết Vườn và Tết giếng. Lễ này thường gặp ở nông thôn có giếng tự đào lấy nước, có sân vườn trồng cây ăn trái....
Mồng hai hoặc mồng Ba ngày nào tốt thìcúng Tết Nhà, đặt bà giữa nhà, lễ vật gồm hương đăng, trà quả, bánh trái... để cúng vị "Chúa Tiên huyền nữ, mộc trụ thần quan".
Theo tập quán xưa chiều 30 tháng Chạp người ta quét nhà sạch sẽ, khóa tủ kín đáo, đến khi cúng Tết Nhà xong mới được quét nhà mở tủ, bỏ vào vài đồng bạc để lấy hên đầu năm, lấy giấy tiền dán lên cột nhà đầu tủ để mong năm mới tiền vô như nước.
Cỗ bàn cúng ngoài sân - Ảnh NT
Cúng Tết Vườn thì đặt bàn trong vườn để cúng "Hoàng Thiên Hậu Thổ, Long Thần quản cuộc", lễ vật giống như Tết Nhà. Cúng xong lấy giấy vàng bạc dán lên vài ba cây để mong cho vườn tược tươi tốt cây trái sum sê. Từ đó mới được hái trầu cau, xé lá chuối, động đất (đào đất).
Cúng Tết Giếngthì đặt bàn cạnh giếng để cúng "Thủy Long Thần Nữ" cầu cho nước giếng được tốt lành, lễ vật cũng giống như Tết Nhà.
Theo tập tục chiều 30, người ta lo múc nước đổ đầy lu, đầy ghè để dự trữ. Cúng xong, đốt giấy vàng bạc và bỏ 3 đồng tiền xuống giếng mới được múc nước dùng.
Ba lễ cúng trên đây có nhiều nhà không cúng riêng từng địa điểm mà cúng chung một chỗ.
Văn khấn lễ tạ năm mới (mồng 3 Tết)
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)
Kính lạy:
- Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn Thần.
- Ngài Đương niên, Ngài Bản Cảnh Thành Hoàng, các Ngài Thổ Địa, Táo Quân,
Long Mạch Tôn Thần
- Các Tổ Khảo, Tổ Tỷ, nội ngoại tiên linh. Hôm nay là ngày mồng Ba tháng Giêng năm …..
Tín chủ chúng con ...
Ngụ tại ...
Thành tâm sửa biện hương hoa phẩm vật, phù tửu lễ nghi, cúng dâng trước án. Kính cẩn thưa trình: Tiệc xuân đã mãn, Nguyên Đán đã qua, nay xin thiêu hoá kim ngân, lễ tạ Tôn Thần, rước tiễn tiên linh trở về Âm giới.
Kính xin: lưu phúc lưu ân, phù hộ độ trì, dương cơ âm mộ, mọi chỗ tốt lành. Cháu con được chữ bình an, gia đạo hưng long thịnh vượng. Lòng thành kính cẩn, lễ bạc tiến dâng, lượng cả xét soi, cúi xin chứng giám.
Cẩn cáo.
Theo N.Tý - Pháp luật TPHCM

Nhiều lầm tưởng khi cúng lễ hóa vàng

Phần lớn cán bộ công chức, người làm công ăn lương, người buôn bán, dịch vụ... đều làm cỗ cúng hóa vàng tiễn tổ tiên từ mồng 3 đến mồng 5 Tết.

Nhưng chủ yếu là vào ngày mồng 3 Tết để còn dư thời gian thì được đi chơi và nghỉ ngơi đi làm trở lại.
Theo dân gian, hoa quả dịp Tết bày biện trên ban thờ vẫn để nguyên, nếu có hoa quả mới mua thêm thì dâng lên cúng dường, chứ không nhất thiết phải hạ hết vật phẩm cũ để bày vật phẩm mới lên.
Nhiều người lầm tưởng khi cúng hóa vàng là hạ lễ vật cúng dường ngày Tết, rồi thay mới hết. Như thế chưa hẳn là đúng, mà theo dân gian là phải để nguyên vật phẩm Tết trên ban thờ mới gọi là lễ hóa vàng.
Ảnh minh họa
Theo cuốn "Hương nhang cổ truyền Bồ Đề Tâm", mâm cỗ hóa vàng mới gồm: Hương, hoa tươi, quả tươi, trà, trầu cau (thường là 1 - 3 quả cau còn cuống với một lá trầu), đèn, nến, rượu, vàng mã…
Mâm cỗ hóa vàng tùy nhà mà làm cỗ chay, hoặc cỗ mặn nhưng bày biện đầy đặn, trang nghiêm và sạch sẽ.
Gần hết 1 tuần hương thì bắt đầu hóa vàng tiền mã. Mỗi lễ vàng tiền đều được hóa riêng từ các bậc cao xuống theo thứ tự gia thần trước, gia tiên sau. Trước khi hạ mỗi lễ đều vái ba vái và khấn: Gia chủ xin hóa tiền vàng, kim ngân… thỉnh vong linh gia tiên nhận chút lễ bạc, tâm thành. Kính cáo tôn thần, xin rước vong linh lại về âm giới. Rồi lần lượt hóa hết chỗ vàng mã đã bày mấy ngày Tết.
Cuối cùng lễ 3 vái, xin gia tiên phù hộ cho con cháu mạnh khỏe, bình an rồi xin phép hạ lễ cho con cháu thụ lộc, và chia vật phẩm (chia lộc) cho con cháu.
Theo các nhà sư thì trong Phật giáo không đốt vàng mã vào bất cứ dịp nào, cũng không dạy đốt vàng mã để cúng gia tiên. Nhưng việc này cần có thời gian để người dân có thể hiểu và từ bỏ thói quen này.
Bài khấn lễ hóa vàng (tạ năm mới)
Hiện có nhiều bái khấn cổ truyền lưu truyền trong dân gian Việt Nam, bài khấn sau trong cuốn Văn khấn cổ truyền Việt Nam, do Thượng tọa Thích Thanh Duệ thẩm định và chỉnh lý:
Nam mô a di đà phật
Nam mô A di đà phật
Nam mô A di đà phật
- Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư phật mười phương.
- Con kính lạy Hoàng thiên Hậu thổ chư vị tôn thần.
- Con kính lạy Ngài Đương niên, ngài Bản cảnh Thành hoàng, các ngài Thổ địa, Táo quân, Long mạch, Tôn thần.
- Con kính lạy các cụ Tổ khảo, Tổ tỉ, nội ngoại tiên linh.
Tín chủ chúng con là…
Ngụ tại ...
Hôm nay là ngày mồng..... tháng Giêng năm....
Tín chủ con thành tâm sắp sửa hương hoa, nước quả, kim ngân vàng bạc, phẩm vật trà tửu, dâng lên trước án, kính cẩn thưa trình:
Tiệc xuân đã mãn, Nguyên đán đã qua, nay xin thiêu hóa kim ngân, lễ tạ thôn thần, rước tiễn tiên linh, trở về âm giới.
Kính xin phù hộ độ trì cho con cháu được chữ bình an, gia đạo hưng long, thịnh vượng. Chúng con lễ bạc, cúi xin chứng giám.
Nam mô A di đà Phật
Nam mô A di đà Phật
Nam mô A di đà Phật
Theo Trà Giang - Gia đình và Xã hội

Cúng hóa vàng ngày nào để không mắc tội với gia tiên?

Cúng hóa vàng (lễ tạ năm mới) vào ngày nào để không mắc tội với gia tiên - đó là băn khoăn của rất nhiều người trong những ngày sắp hết Tết này.

Ý nghĩa của lễ cúng hóa vàng (lễ tạ năm mới) theo dân gian là sẽ rước tiễn các tiên linh sau khi ăn Tết với con cháu trở lại âm giới.
Ngày cúng hóa vàng có một số ý kiến: Theo hướng dẫn của Thượng tọa Thích Thanh Duệ trong Văn khấn cổ truyền Việt Nam, lễ hóa vàng tiến hành khi kết thúc Tết, thường làm vào ngày mồng 3 Tết, hoặc ngày khai hạ mồng 7 Tết - sau khi tiệc xuân đã mãn, con cháu cáo lễ tiễn đưa gia tiên trở về âm cảnh.
Ảnh minh họa
GS sử học Lê Văn Lan cho rằng, mùng 3 vẫn là ngày Tết thầy, nên để tổ tiên vẫn ở lại ăn Tết với con cháu. Mùng 4 và mùng 5 mới là ngày tiễn các cụ về cõi vĩnh hằng. Còn một số chuyên gia văn hóa phương Đông, việc chọn ngày làm lễ hóa vàng tùy thuộc vào mỗi gia đình, chủ yếu từ mùng 3 đến khoảng mùng 10 Tết Nguyên đán.
Ý nghĩa quan trọng nhất trong lễ hóa vàng là gia chủ thành tâm lễ tạ chư vị Phật thánh, gia thần, gia tiên. Bởi theo quan niệm dân gian, gia đình có lễ tạ thì phần âm sẽ chứng giám tấm lòng của gia chủ.
Sau khi lễ xong thì hóa vàng. Phần vàng tiền mã của gia thần phải hóa trước, của gia tiên hóa sau. Tại nơi đốt tiền mã xưa dân gian còn đặt vài cây mía dài, để các tiên linh dùng làm gậy chống, hay đòn gánh hàng hóa.
Lễ vật dâng cúng trong lễ hóa vàng theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam gồm:
- Hương, hoa, nước, quả (ngũ quả).
- Trầu cau.
- Rượu.
- Đèn, nến.
- Lễ ngọt, bánh kẹo.
- Mâm cỗ chay, hoặc mặn (xôi gà, bánh chưng…) các món ăn Tết đầy đủ, tinh khiết.
Theo Trà Giang - Gia đình và Xã hội

Chọn ngày tốt, tránh ngày xấu mê tín hay khoa học

Trong năm thì làm việc gì lớn hoặc hệ trọng như xây nhà, dọn về nhà mới (nhập trạch), cưới hỏi v..v.. người ta cũng chọn ngày tốt, giờ tốt để tiến hành.

Ở Việt Nam và một số nước Châu Á người ta kiêng "Chớ đi ngày 7, chớ về ngày 3" (ÂL) vì đó là ngày Tam nương. Trong mỗi tháng âm lịch có 6 ngày Tam nương phải kiêng là ngày 3-7-13-18-22-27. Người ta còn làm ra các câu thơ, câu vè để cho người đời dễ nhớ là:
Mùng ba, mùng bảy tránh xa
Mười ba, mười tám cũng là không hay
Hăm hai, hăm bảy sáu ngày
Là Tam nương sát họa tai khôn lường
Dân gian còn kiêng 3 ngày Nguyệt kỵ:
Mùng năm, mười bốn, hai ba
Làm gì cũng bại, chẳng ra việc gì
Trong 3 ngày xấu đó phải kiêng những việc sau đây:
1. Mùng năm, mười bốn, hai ba
Là ngày Nguyệt kỵ chớ nên xuất hành
2. Mùng năm, mười bốn, hai ba
Đi chơi còn thiệt, nữa là đi buôn
3. Mùng năm, mười bốn, hai ba
Lấy vợ thì tránh, làm nhà thì kiêng
Nhiều người (phương Đông cũng như phương Tây) rất sợ con số 13. Họ cho rằng con số 13 đem lại những chuyện không hay. Nhất là ngày 13 (DL) lại trùng với thứ sáu thì có thể xảy ra nhiều chuyện xui xẻo hơn nữa. Tuy nhiên sự trùng hợp tai hại này mỗi năm chỉ xảy ra 1 lần, hãn hữu mới có năm trùng lặp đến 2 hoặc 3 lần "Thứ sáu ngày 13".
Do sợ con số 13 nên khi xây cao ốc (chung cư), khách sạn người ta kiêng không để phòng số 13. Theo thăm dò dư luận có đến 1/4 dân số nước Đức tin chắc rằng con số 13 đem lại chuyện "gở".
Vậy cơ sở khoa học nào cho việc tránh ngày xấu?
Trong vũ trụ bao la, con người như một hạt cát bé nhỏ giữa đất trời mênh mông (Thiên - Địa - Nhân), được hưởng những ân huệ do thiên nhiên ban tặng (không khí để thở, nước để uống, đất đai để trồng trọt, canh tác v..v..).
Tuy nhiên con người dù muốn hay không cũng phải chịu những tác động xấu từ vũ trụ (Thiên - Địa). Những tác động xấu đó là:
Tác hại của mặt trăng
Mặt trăng nhìn từ trái đất tưởng như đang đứng yên, tĩnh lặng. Thật ra mặt trăng luôn luôn chuyển động (quay xung quanh trái đất). 
Sự chuyển động này đã và đang tạo ra sức hút và sức mạnh tàn phá ghê gớm, tập trung vào những ngày Rằm (ngày 15 ÂL) hàng tháng và những ngày sát với tuần trăng (trước và sau ngày Rằm)-tức là trùng với một số ngày Tam nương (13 - 18 ÂL) và Nguyệt kỵ (14 - 23 ÂL).
Sức hút của mặt trăng tạo ra những đợt thủy triều trên biển, làm vỏ trái đất bị đứt gãy, gây ra hiện tượng động đất hoặc nứt nẻ, sụt lún vỏ trái đất.
Các nhà khoa học đã tổng kết thấy rằng, hầu hết các trận động đất xảy ra vào ngày mùng 1 và ngày 15 ÂL hoặc dao động xung quanh 2 ngày này, hoặc vào những ngày Mặt trời - Mặt trăng - Trái đất nằm trên một đường thẳng, gọi là ngày Sóc (xảy ra nhật thực) và ngày Vọng (xảy ra nguyệt thực) thì lực hút của mặt trăng đạt tới đỉnh điểm cao nhất, gây ra những trận động đất lớn.
Sức hút của mặt trăng cũng tạo ra lực hấp dẫn làm cho huyết dịch trong cơ thể con người (chiếm 80% khối lượng cơ thể) cũng dâng lên, hạ xuống như những đợt thủy triều ngoài biển cả.
Các nhà khoa học phát hiện thấy, vào những ngày trăng tròn (tức ngày Rằm), áp lực máu bên trong cơ thể và bên ngoài huyết quản có sự chênh lệch (bên trong huyết áp thấp, bên ngoài áp lực không khí cao) dễ làm nảy sinh những tai biến trong hệ thống tim mạch, nguy hiểm đến tính mạng, có khi gây ra tử vong bất ngờ (thuật ngữ y học gọi là đột quỵ).
Vì thế không phải vô cớ mà người xưa đã than rằng "Nguyệt viên nhân khuyết" (Trăng tròn người khuyết) hàm ý nói rằng, khi trăng tròn thì con người rất dễ mất mạng!
Tác hại của bức xạ mặt trời và bão mặt trời
Các nhà thiên văn học nước ngoài đã tiến hành nhiều khảo sát, nghiên cứu bức xạ mặt trời để dự báo trước những "ngày bất lợi" cho sức khỏe con người. Kết quả cho thấy, bức xạ mặt trời dọi xuống trái đất có nhiệt độ tăng-giảm theo từng chu kỳ 11 năm.
Nghĩa là: Trong vòng 11 năm nhiệt độ bức xạ mặt trời tăng dần đến cực độ, rồi lại giảm dần đến tối thiểu… để 11 năm tiếp theo lại diễn ra quá trình tăng-giảm nhiệt độ như vậy. Chu kỳ này là bất di bất dịch.
Khi nhiệt độ bức xạ mặt trời đạt đến cực lớn là lúc sức khỏe con người bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nhiệt độ đạt tới đỉnh điểm, khoảng 6000 độ, sẽ gây ra bão mặt trời.
Theo các nhà khoa học, bão từ có tác động xấu đến cơ thể con người, trước hết là những người mẫn cảm với từ trường, những người đang đau ốm, bệnh tật. Bão từ cũng có thể gây ra nhiều tai họa cho trái đất như giông bão, lụt lội, động đất, các bệnh dịch (do bức xạ mặt trời làm các virut gia tăng hoạt động gây ra dịch bệnh), những vụ tự sát, đột tử,...
Chúng ta dễ dàng nhận thấy khi thay đổi thời tiết hoặc sắp có giông bão thì người yếu sức khỏe hoặc có bệnh mãn tính đều cảm thấy mệt mỏi, choáng váng, nhức đầu, đau mình mảy. Do đó vào thời gian có bão từ, nhiều căn bệnh mãn tính như bệnh tim mạch, hen suyễn, loét dạ dày, rối loạn tâm lý…dễ phát triển đột biến, có khi gây ra tử vong!
Như vậy, chọn ngày tốt, tránh ngày xấu hoàn toàn có cơ sở khoa học.
Theo BTV - Gia đình Việt Nam

Nên cúng lễ hóa vàng vào ngày nào?

Ý nghĩa quan trọng của lễ hóa vàng là bày tỏ lòng biết ơn của gia chủ đến chư Phật, thần linh, gia tiên… đã luôn yểm trợ, phù hộ cho gia chủ trong một năm qua.

Theo một số chuyên gia văn hóa, việc chọn ngày làm lễ hóa vàng (còn gọi lễ tạ năm mới) tùy thuộc vào mỗi gia đình, thường từ mùng 3 đến khoảng mùng 10 Tết Nguyên đán.
Trước đây, người dân chọn làm lễ hóa vàng vào ngày mùng 7 tháng Giêng nhưng hiện nay các gia đình đã thay đổi, không nhất thiết phải làm vào ngày này.
Sau khi lễ, các gia chủ sẽ hóa vàng. Phần tiền, vàng của gia thần phải hóa trước, tiền vàng, đồ dùng của tổ tiên hóa sau.
Đại đức Thích Giác Nguyên (Nam Định) thông tin trên tờ Lao Động: "Ý nghĩa quan trọng của lễ tạ năm mới là bày tỏ lòng biết ơn của gia chủ đến chư Phật, thần linh, gia tiên… đã luôn yểm trợ, phù hộ cho gia chủ trong một năm qua.
Nhưng ý nghĩa quan trọng nhất là "hồi hướng" đến các chư vị trên (Đức Phật, thần linh, gia tiên...).
Tức là đem các công đức của gia chủ đã tu được trong đời sống hằng ngày, để xoay cái nhân được hưởng phước báo gom về sự vãng sinh Tây Phương cực lạc thế giới, nhằm mục đích liễu sinh thoát tử, cho đến rốt ráo thành Phật trong tương lai".
Sau khi hóa vàng,người ta thường đổ chén rượu cúng vào đống tro với ý nghĩa là để đồ cúng của gia chủ được chuyển đến đúng người nhận.
GS sử học Lê Văn Lan chia sẻ trên một tờ báo, tục hoá vàng dựa trên tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, vật hoá vàng thường gắn với đời sống thường nhật, để thấy con người ở thế giới bên kia sống gần với dương gian.
Tục này nhằm cung cấp cho người đã khuất tiền, quần áo (giấy), gậy đi đường (cây mía).
Mùng 3 vẫn là ngày Tết thầy, nên để tổ tiên vẫn ở lại ăn Tết với con cháu. Mùng 4 và mùng 5 mới là ngày tiễn các cụ về cõi vĩnh hằng.
Sắm lễ:
Lễ vật dâng cúng trong lễ hóa vàng (lễ tạ năm mới) gồm: Nhang, hoa, ngũ quả, trầu cau, rượu, đèn nến, bánh kẹo, mâm lễ mặn hoặc chay cùng các món ăn ngày Tết đầy đủ, tinh khiết.
Dưới đây là hai bài văn cũng, khấn trong lễ hóa vàng được sử dụng phổ biến nhất:
Văn khấn lễ hóa vàng
- Nam mô A-di-đà Phật (3 lần)
- Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương
- Con kính lạy Hoàng Thiên, Hậu Thổ, Long Mạch, Táo Quân, chư vị tôn thần
- Con kính lạy Hoàng thiên Hậu thổ. Chư vị Tôn thần
- Con kính lạy Ngài Đương niên hành khiển, ngài Bản cảnh Thành Hoàng, các ngài Thổ địa, Táo quân, Long mạch Tôn thần.
- Con kính lạy các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, nội ngoại tiên linh.
Hôm nay là ngày mùng 3 tháng Giêng (hoặc ngày mà gia chủ chọn để hóa vàng) năm …………………
Chúng con là: ……………………………tuổi………………
Hiện cư ngụ tại ……………………………………………….
Thành tâm sửa biện hương hoa phẩm vật, phù tửu lễ nghi, cung bày trước án. Kính cẩn thưa trình: tiệc xuân đã mãn, Nguyên đán đã qua, nay xin thiêu hóa kim ngân, lễ tạ Tôn thần, rước tiễn âm linh trở về âm cảnh.
Kính xin lưu phúc, lưu ân, phù hộ độ trì dương cơ âm trạch, mọi chỗ tốt lành, con cháu được bách sự như ý, vạn sự bình an, tài lộc song toàn, gia đạo hưng vượng.
Lòng thành kính cẩn, lễ bạc tiến dâng, lượng cả xét soi, cúi xin chứng giám.
Nam mô A-di-đà Phật (3 lần)
(Nội dung bài khấn được trích theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam)
Bài văn cúng, khấn lễ hóa vàng khác được nhiều người sử dụng
Hôm nay ngày....
Tức năm thứ..... Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Tại: Thôn... xã... huyện... tỉnh....
Tín chủ là:...... cùng toàn gia kính bái.
Nay nhân ngày lễ tạ.
Kính cẩn sắm một lễ gồm....
gọi là lễ mọn lòng thành, kính dâng lên:
Đông trù Tư mệnh Táo phủ thần quân, bản gia tiên sư, bản viên thổ công, liệt vị tôn thần.
Trước linh vị của:
Hiển:
Hiển:
Hiển:
...
Và các vị tổ bá, tổ thúc, tổ cô, cùng các vong linh phụng thờ theo tiên tổ.
Kính cẩn thưa rằng:
Tiệc xuân đã mãn
Lễ tạ kính trình
Rước tiễn tiên linh
Lại về âm giới
Buổi đầu năm mới
Toàn gia mong đợi
Lưu phúc lưu ân
Kính cáo tôn thần
Phù trì phù hộ
Dương cơ âm mộ
Mọi chỗ tốt lành
Con cháu an ninh
Vận hành khang thái.
Cẩn cáo!
Ghi chú:
- Đối với bàn thờ chung cho cả gia thần và gia tiên thì khấn gia thần trước, gia tiên sau. Nếu thờ gia thần ở bàn thờ riêng thì tách riêng ra hoặc thắp hương trước, rồi khấn chung một lượt ở gian chính thờ gia tiên.
(Nội dung bài khấn trích theo Tập văn cúng gia tiên - Nhà XB Văn hoá Dân tộc)
Theo Y.Dương - Trí thức trẻ

Mùng 4 nhớ Tết trâu, cúng "ông chuồng - bà chuồng"

Tết trâu bắt đầu từ sáng mùng bốn bằng nhang đèn và mâm trái cây, thúng gạo, giấy tiền vàng bạc rượu, trà để cúng ông Chuồng bà Chuồng.

Ngày xưa, đối với người dân quê phải mướn ruộng của chủ điền để canh tác hàng năm thì con trâu, con bò giúp cho họ biết bao công sức. Nhiều nhà nghèo không có trâu, bò phải đi mướn, cơ cực trăm phần. Nhà khá giả một chút coi con trâu là đầu cơ nghiệp. Vì vậy, người nghèo hay người giàu cũng nhờ nó, nhớ công của nó.
Tết đến, người người nhà nhà vui chơi, thì ai cũng nhớ tục Tết trâu. Tết trâu bắt đầu từ sáng mùng bốn bằng nhang đèn và mâm trái cây, thúng gạo, giấy tiền vàng bạc rượu, trà (có chỗ cúng bằng bánh tét với đường) để cúng ông Chuồng bà Chuồng. 
Sau đó, chủ nhà lại chuồng trâu đổ rượu vào miệng mũi trâu đực, đổ nước trà vào miệng mũi trâu cái, rồi lấy hai lá vàng bạc giấy dán hai sừng. Có người cúng xong còn đem bánh tét đúc cho trâu ăn. Chuồng trâu cũng được dán giấy cho … ăn tết.
Mâm cúng tết ông chuồng, bà chuồng (ảnh mang tính minh họa cho bài viết; Nguồn: Internet)
Thực hiện nghi thức này thể hiện sự trân trọng và bày tỏ lòng biết ơn của người nông dân dành cho con vật hiền lành đã góp công lớn cho đời sống của họ. Âm hưởng từ bài ca dao:
Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta (…)
Bao giờ cây lúa còn bông
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn.

Nó như một lời minh chứng cho sự thủy chung son sắt đó. Chủ trâu cũng không quên những bao lì xì hoặc cho những thúng gạo, đòn bánh cho những đứa trẻ chăn trâu mướn cho họ, coi như quà thưởng, đền công khó nhọc cả một năm trời cho những đối tượng giúp họ có lúa đầy bồ, gạo đầy cối. Xong nghi thức, trâu được thả ra đám cỏ non người ta đã dành sẵn cho nó.

Nghi thức tết trâu (ảnh mang tính minh họa cho bài viết; Nguồn: Internet)
Trong công cuộc sông nghiệp hóa hiện đại hóa hiện nay, máy móc đã thay trâu cày, và cũng từ đó phong tục tốt đẹp ngày xưa của ông bà để lại đã gần như vắng bóng.

Tết nhứt cũng là dịp để trả ơn và ghi ơn. Tiền nhân đã gửi gắm nhiều giá trị nhân văn sâu sắc qua những tập tục hình thành nên tự ngày xa xưa ấy!

Theo Miệt Vườn - Dân Việt

"Ma" có thật không?

Từ ngàn đời nay, những chuyện "ma quỷ" luôn ám ảnh tâm trí con người, gây khiếp sợ. Chuyện gặp ma đêm 30 Tết ở Việt Nam cũng khá phổ biến.

Vậy ma quỷ có thật hay không? Mời bạn cùng khám phá.
Kích thích điện não sinh ra "ma"
Ở mọi quốc gia trên khắp thế giới, những chuyện ma quỷ rất rùng rợn, thường được một số người quả quyết rằng: họ từng nhìn thấy ma; thấy bóng người lướt qua tầm mắt rồi lập tức biến mất. Và dĩ nhiên họ tin đó là ma quỷ hay linh hồn người quá cố. Vậy sự thật là gì?
Nghiên cứu của các nhà khoa học Thụy Sĩ đã tìm ra bằng chứng để lý giải chuyện ma quỷ rất rõ ràng. Các nhà khoa học tiến hành kích thích điện não vùng đỉnh thái dương trái của một bệnh nhân nữ mắc bệnh động kinh. Hiện tượng sau đó thật kỳ lạ, bệnh nhân nói có bóng người ngồi phía sau bắt chước từng cử động của cô. 
Giải thích hiện tượng này, các nhà nghiên cứu cho biết, do kích thích điện vùng não chịu trách nhiệm giúp con người xác định ý thức về bản thân, giúp nhận ra sự khác biệt giữa họ và những người khác, dẫn đến việc tưởng tượng ra bóng người bắt chước trong đầu. Tương tự các trường hợp nhiều người khỏe mạnh và bệnh nhân tâm thần phân liệt bắt gặp bóng ma và các sinh vật khác như người ngoài hành tinh... khi bộ não của họ hoạt động bất thường.
Hiệu ứng vô thức gây chuyển động
Từ thế kỷ 19, một trò chơi tâm linh rất phổ biến trong những năm 1840 - 1850 và còn lưu truyền đến tận ngày nay là bàn cầu cơ. Dụng cụ này gồm một bảng chữ cái, chữ số và hai từ "có" hoặc "không". Những người chơi cùng nhau đặt tay lên một mảnh gỗ trên bảng và thầm hỏi linh hồn (của một người thân đã qua đời) trả lời câu hỏi nào đó. 
Theo họ, những người đặt tay lên đó khẳng định không hề dùng tay di chuyển miếng gỗ, mà linh hồn người kia đã giúp di chuyển mảnh gỗ từ chữ cái này đến chữ cái khác, cuối cùng tạo ra một lời nhắn hay câu trả lời cho câu hỏi. 
Nhà bác học Michael Faraday đã phát hiện ra rằng, mảnh gỗ di chuyển nhờ ảnh hưởng của hiệu ứng vô thức, sức mạnh cơ bắp của những người chơi gây ra sự chuyển động, do họ kỳ vọng mảnh gỗ sẽ di chuyển. Kết luận rút ra ở đây là hiện tượng trên không phải do linh hồn người đã khuất tạo ra.
Tác động của sóng hạ âm chứ không phải "ma"
Khoa học đã biết, tai người nghe được âm thanh trong dải tần số từ 20 - 20.000Hz. Nếu âm thanh có tần số thấp hơn 20Hz được gọi là sóng hạ âm. Loại sóng hạ âm này được hình thành từ các cơn bão, gió, hoặc do các thiết bị điện tử. Con người có thể cảm nhận những đợt sóng hạ âm này, đặc biệt là sóng hạ âm từ dạ dày của mình. 
Nó tạo ra một cảm giác sợ hãi hoặc cảm thấy bất an. Khi sóng hạ âm dao động ở tần số 19Hz, gần bằng với tần số cử động nhãn cầu của mắt người (khoảng 20Hz) sẽ gây nên hiện tượng cộng hưởng, làm cho con người nhìn thấy hình ảnh ma không có thực.
Trong tự nhiên, sóng hạ âm cũng tạo nên sự huyền bí, ma quái ở một số địa điểm. Chẳng hạn khi gió thổi mạnh vào các bức tường trong tòa tháp cổ hay ngôi đền, chùa... tạo ra sóng hạ âm. Bởi vậy, những cư dân sống gần nơi đây sẽ nghe thấy tiếng gió gào thét dọc hành lang hoặc tiếng bước chân người rùng rợn trong ngôi nhà.
Vì sao bị lạnh toát người?
Trên thực tế, một số người gặp hiện tượng đáng sợ là khi đang đứng trong nhà thì đột nhiên cảm thấy lạnh toát người. Bình tĩnh lại, nếu người đó bước sang trái hay sang phải vài bước thì nhiệt độ trở lại bình thường. Các nhà khoa học gọi đây là "điểm lạnh".
Những người tin có ma thì cho rằng khi con ma xuất hiện trong lớp không khí mỏng gây ra điểm lạnh. "Con ma" cần năng lượng để hiện hình, nên nó thu hút nhiệt từ môi trường xung quanh tạo ra điểm lạnh.
Theo các nhà khoa học tìm hiểu về ngôi nhà bị ma ám, họ thường tìm thấy không khí mát mẻ vào ngôi nhà thông qua ống khói hoặc cửa sổ. Còn khi căn phòng khép kín, nếu một khối không khí khô đi vào căn phòng ẩm ướt, khối không khí khô bay dưới thấp kết hợp với khối không khí ẩm hơn trên trần nhà sẽ tạo ra một dòng khí xoáy đối lưu. Người đứng ở đó có cảm giác về một điểm lạnh.
Ảo giác do nhiễm độc khí CO
Bác sĩ nhãn khoa William Wilmer xuất bản một bài báo kỳ lạ trong tạp chí nhãn khoa Mỹ năm 1921. Bài báo kể câu chuyện về một gia đình sống trong ngôi nhà bị ma ám. Gia đình họ bị ám ảnh bởi những âm thanh đóng sầm cửa, đồ đạc di chuyển lung tung và tiếng bước chân trong phòng trống, những cây họ trồng trong nhà chết dần. Thời gian sau này, họ phát hiện ra lò sưởi bị hỏng, thay vì khói được đưa ra ngoài ống khói thì nó bay vào trong nhà. 
Do đó, cả gia đình họ bị nhiễm độc khí carbon monoxide (CO). Đây là một chất khí không mùi, không màu và rất khó phát hiện. Khi vào cơ thể, khí CO chiếm mất ôxy của hồng cầu, làm cho con người bị thiếu ôxy, gây ra các triệu chứng: mệt mỏi, buồn nôn, lú lẫn và cuối cùng là tử vong. Điều đáng nói ở đây là những người nhiễm độc CO thường trải nghiệm ảo giác, giống như đang nhìn thấy bóng ma và các hiện tượng ma quỷ.
Bởi vậy từ nay, khi gặp các hiện tượng "ma quỷ", bạn hãy bình tĩnh để nhìn nhận vấn đề theo cách nhìn khoa học nhé!
Theo BS. Nguyễn Bằng Việt - Sức khỏe và Đời sống

Tìm quý nhân cho 12 con giáp trong năm Ất Mùi

Trong cuộc sống, ai cũng mong muốn gặp được quý nhân phù trợ. Vậy quý nhân của 12 con giáp là ai.

1. Tuổi Chuột
Do Tý, Sửu nằm trong Lục Hợp và Thân, Tý, Thìn nằm trong Tam Hợp, nên tuổi Trâu, Khỉ, Rồng là quý nhân của những người tuổi Chuột.
Quý nhân: Tuổi Trâu, Khỉ, Rồng.
Hướng may mắn: Đông Bắc, Tây Nam, Đông Nam.
2. Tuổi Trâu
Do Tý, Sửu nằm trong Lục Hợp và Tỵ, Dậu, Sửu nằm trong Tam Hợp, nên tuổi Chuột, Gà, Rắn là quý nhân của những người tuổi Trâu.
Quý nhân: Tuổi Chuột, Gà, Rắn.
Hướng may mắn: Bắc, Tây, Đông Nam.
Tìm quý nhân cho 12 con giáp trong năm Ất MùiQuý nhân của 12 con giáp là ai?
3. Tuổi Hổ
Do Dần, Hợi nằm trong Lục Hợp và Dần, Ngọ, Tuất nằm trong Tam Hợp, nên tuổi Lợn, Ngựa, Chó là quý nhân của người tuổi Hổ.
Quý nhân: Tuổi Lợn, Ngựa, Chó.
Hướng may mắn: Tây Bắc, Nam.
4. Tuổi Mèo
Do Mão, Tuất nằm trong Lục Hợp và Hợi, Mão, Mùi nằm trong Tam Hợp nên tuổi Chó, Lợn, Dê là quý nhân của người tuổi Mèo.
Quý nhân: Tuổi Chó, Lợn, Dê.
Hướng may mắn: Tây Bắc, Tây Nam.
5. Tuổi Rồng
Do Thìn, Dậu nằm trong Lục Hợp và Thân, Tý, Thìn nằm trong Tam Hợp, nên tuổi Gà, Chuột, Khỉ là quý nhân của người tuổi Rồng.
Quý nhân: Tuổi Gà, Chuột, Khỉ
Hướng may mắn: Tây, Bắc, Tây Nam.
Tìm quý nhân cho 12 con giáp trong năm Ất MùiNhững người tuổi Khỉ là quý nhân của những người tuổi Rồng
6. Tuổi Rắn
Do Tỵ, Thân nằm trong Lục Hợp và Tỵ, Dậu, Sửu nằm trong Tam Hợp, nên tuổi Khỉ, Gà, Trâu là quý nhân của tuổi Rắn.
Quý nhân: Tuổi Khỉ, Gà, Trâu.
Hướng may mắn: Tây Nam, Tây, Đông Bắc.
7. Tuổi Ngựa
Do Ngọ, Mùi nằm trong Lục Hợp và Dần, Ngọ, Tuất nằm trong Tam Hợp, nên tuổi Dê, Hổ, Chó là quý nhân của tuổi Ngựa.
Quý nhân: Tuổi Dê, Hổ, Chó.
Hướng may mắn: Tây Nam, Đông Bắc, Tây Bắc.
8. Tuổi Dê
Do Ngọ, Mùi nằm trong Lục Hợp, Hợi, Mão, Mùi nằm trong Tam Hợp, nên tuổi Ngựa, Lợn, Mèo là quý nhân của người tuổi Dê.
Quý nhân: Tuổi Ngựa, Lợn, Mèo.
Hướng may mắn: Nam, Tây Nam, Đông.
Tìm quý nhân cho 12 con giáp trong năm Ất MùiHợi là quý nhân của những người tuổi Dê
9. Tuổi Khỉ
Do Thân, Tỵ nằm trong Lục Hợp, Thân, Tỵ, Dần nằm trong Tam Hợp nên tuổi Rắn, Chuột, Rồng là quý nhân của người tuổi Khỉ.
Quý nhân: Tuổi Rắn, Chuột, Rồng.
Hướng may mắn: Đông Nam, Bắc.
10. Tuổi Gà
Do Thìn, Dậu nằm trong Lục Hợp, Tỵ, Dậu, Sửu nằm trong Tam Hợp, nên những người tuổi Rồng, Rắn, Trâu là quý nhân của những người tuổi Gà.
Quý nhân: Tuổi Rồng, Rắn, Trâu.
Hướng may mắn: Đông Nam, Đông Bắc.
11. Tuổi Chó
Do Mão, Tuất nằm trong Lục Hợp, Dần, Ngọ, Tuất nằm trong Tam Hợp nên tuổi Mèo, Hổ, Ngựa là quý nhân của những người tuổi Chó.
Quý nhân: Tuổi Mèo, Hổ, Ngựa.
Hướng may mắn: Đông, Đông Bắc, Nam.
12. Tuổi Lợn
Do Dần, Hợi nằm trong Lục Hợp, Hợi, Mão, Mùi nằm trong Tam Hợp nên tuổi Hổ, Mèo, Dê là quý nhân của những người tuổi Lợn.
Quý nhân: Tuổi Hổ, Mèo, Dê.
Hướng may mắn: Đông Bắc, Đông, Tây Nam.
Theo Leo - Khám phá

Nghề nào phù hợp nhất với tính cách của bạn

Nếu là người thực tế, bạn có thể chọn kế toán, bảo hiểm hay xây dựng; còn nếu thích lý luận, hãy nghiên cứu tâm thần, làm phần mềm hay luật sư.


Nghề nào phù hợp nhất với tính cách của bạn

Theo Thanh Tuyền - VnExpress

Đầu năm đi chùa cầu duyên như thế nào

Năm mới nhiều người thường đến chùa Hà, am Mỵ Châu, chùa Duyên Ninh... cầu mong tìm được ý trung nhân.

Cầu duyên tại đền, chùa
Hiện nay có một số đền, chùa hay được các bạn trẻ kháo nhau để cầu duyên đầu năm. Dưới đây là một số địa điểm thường được các bạn trẻ đến cầu duyên nhất:
- Chùa Hà: Nhiều thanh niên cho rằng đây là địa chỉ cầu duyên linh nghiệm nhất. Không chỉ ngày Tết mà mùng 1, ngày rằm cũng rất đông bạn trẻ, kể cả các bạn trai, đến đây dâng hương, xin sớ cầu duyên.
- Am Mỵ Châu: Trong chùa, có am nhỏ thờ một bức tượng không đầu được trang trí rất đẹp và sang trọng. Theo người dân sống tại đây, bức tượng này là thờ công chúa Mỵ Châu bị vua cha chém đầu vì tội phản bội trong truyền thuyết xa xưa. Cũng vì câu chuyện dân gian chưa có chứng thực xúc động nên am Mỵ Châu được người đời truyền tụng rất có ứng nghiệm cho việc cầu duyên, cầu hạnh phúc gia đình.
cauduyen3-7231-1392950077-1478-142456894
Cầu duyên ở chùa Hà. Ảnh: Nguyễn Hòa.
Chùa Duyên Ninh: Tên chữ là Duyên Ninh tự, tọa lạc trong thành Tây Hoa Lư ở xã Trường Yên, trên đường từ Tràng An đến chùa Bài Đính. Chùa được xây dựng dưới thời Vua Đinh Tiên Hoàng. 
Nơi đây Lý Thái Tổ và công chúa Lê Thị Phất Ngân con vua Lê Đại Hành đã thề hẹn yêu đương ở đó mà sinh ra Lý Thái Tông. Chính nguồn gốc về các cô công chúa, về gia đình hạnh phúc xa xưa của bậc vua chúa nhà Lý mà chùa sau này trở thành một điểm tín ngưỡng thu hút rất đông người dân tới cầu phúc, cầu may, đặc biệt là cầu duyên.
Trên thực tếkhông có ngôi chùa, đình đền nào riêng biệt cho việc cầu duyên, cầu hạnh phúc cá nhân mà chỉ là những lời đồn đoán trong dân gian, truyền miệng nhau.
"Cắt duyên âm"
Ngoài cầu duyên ở đền, chùa, các bạn trẻ còn có xu hướng "cắt duyên âm". Đây là khái niệm trong lĩnh vực tâm linh, mang tính chất mê tín, cho rằng người cao số, khó lấy chồng lấy vợ là do có người âm theo, cần thường xuyên đi lễ, và quan trọng là làm lễ "cắt duyên" để người âm không theo nữa. 
Dù hiệu quả không cao, nặng về hình thức nhưng do "có bệnh thì vái tứ phương", không ít bạn trẻ vẫn mất tiền để làm, thậm chí có người cắt duyên âm đến vài lần mà chưa thành công.
Kích hoạt tình duyên theo phong thủy
Ngoài việc cầu duyên tại đền chùa, hay cắt duyên âm khó kiểm chứng và có tính bị động, chúng ta có thể kích hoạt cung tình duyên theo khoa học phong thủy, mà có thể tự thực hiện được, chi phí lại không cao. 
Để kích hoạt, chúng ta cần làm tăng trường khí của sao Nhất Bạch, ngôi sao chủ về đào hoa, năm 2015 nằm ở phía Đông của căn phòng hay ngôi nhà, khu đất của bạn. Sao Nhất Bạch hành Thủy, để tăng tình duyên ta đặt bát nước, guồng nước, đá núi lửa, mã não đen, thạch anh tóc đen tại phía Đông. 
Thời gian đặt tốt trong năm 2015 có thể được là các ngày giờ sau: 10h 3/3 dương lịch, 10h 21/3 dương lịch, 10h 30/3 dương lịch. Càng đặt sớm hiệu quả càng tốt. Muốn hiệu quả hơn, còn kết hợp với Tứ trụ (năm, tháng, ngày, giờ sinh) của từng người để tính ra ngũ hành cần thiết, từ đó có cách hóa giải cho thích hợp.
Theo Nguyễn Mạnh Linh - VnExpress
Trưởng Phòng Phong thủy Kiến trúc
Viện Quy hoạch & Kiến trúc Đô thị - ĐHXD

10 vị trí nốt ruồi ảnh hưởng đến vận may bạn nên xóa ngay

Sau đây là 10 vị trí nốt ruồi bạn nên xóa:

1. Đuôi mắt
Đuôi mắt có một vị trí được gọi là Gian môn, nếu con gái có nốt ruồi ở vị trí này thì tình cảm hôn nhân sẽ không thuận lợi, hơn nữa tỷ lệ điều này trở thành hiện thực là tương đối cao.
2. Trên xương đòn
Người có nốt ruồi trên xương đòn phần lớn trong sự nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn, vất vả, phải trả giá nhiều nhưng thu lại ít.
3. Trên mũi, cánh mũi
Người sở hữu đặc điểm này phần lớn vận khí không tốt lắm, nên xóa đi, nếu dưới cằm cũng có nốt rồi thì là cát tướng, nên lưu ý hai vị trí này. Đầu mũi có nốt ruồi là người dễ gặp kẻ xấu.
4. Trên ngực
Trên ngực có nốt ruồi thì đào hoa, bất kể là nam hay nữ đều dễ dàng thu hút người khác giới, nhưng đồng thời cũng dễ suy sụp vì tình yêu, họ còn dễ gặp phải thị phi vì chuyện tình cảm.
5. Thắt lưng
Phần thắt lưng không nên có nốt ruồi, nếu có thì nên xóa bỏ bởi nó đại biểu cho đời sống tình cảm không như ý. Họ thường gặp hoặc bị theo đuổi bởi người mình không thích hoặc ghét.
6. Mặt trái đầu gối của chân trái
Nốt ruồi này là nốt ruồi hung. Người có nốt ruồi này cả đời lắm tai nhiều nạn, dễ gặp phải thử thách, trở ngại.
7. Ở hai bên trán, gần chân tóc, ngang với vị trí lông mày
Những người này phải đặc biệt chú ý an toàn khi đi ra ngoài, có nguy cơ gặp phải nguy hiểm, dễ gặp phải tai họa bất ngờ, và cần chú ý hơn khi tham gia giao thông.
8. Cổ họng
Yết hầu có nốt ruồi, trong tướng số thì đây là một đặc điểm không tốt, thường dễ gặp chuyện bất lợi, cần chú ý nhiều đến an toàn của bản thân.
9. Nốt ruồi mọc nhiều thành từng đám (ban chí)
Đối với con gái nếu trên người có ban chí khi mang thai cần chú ý an toàn.
10. Khu vực quanh đuôi mắt có nốt ruồi đen
Trên mặt tình cảm sẽ không thuận lợi, nếu là con trai thì dễ bắt cá hai tay, dù có bạn gái rồi cũng có thể đi tán tỉnh những người khác, không thẳng thắn trong tình cảm, khó có thể thành người chồng tốt.
Theo Kunie - Ione.vnexpress.net

Cách cúng vía thần tài mùng 10 tháng Giêng

Người kinh doanh nên cúng ở địa điểm kinh doanh; lễ ở nhà riêng không nên đặt mâm cúng ngoài cửa hay ở sân. Đồ lễ đơn giản mới được thần tài chú ý.

Ngày vía được định nghĩa là ngày liên quan đến tâm linh, sự thay đổi linh hồn của một người. Ngày vía này có thể là ngày sinh, ngày mất, ngày thành đạo… Chẳng hạn "Lễ vía Đức Phật A Di Đà đản sanh 17/11 âm lịch "là ngày sinh, "ngày vía Bồ tát Quán Thế Âm thành đạo" là ngày thành đạo… 
Còn thần tài, theo ghi chép sớm nhất liên quan đến ngày sinh của thần tài là "Ngọc hạp ký" của Hứa Chân Quân, đời Tấn vào ngày 22/7 âm lịch. Hiện nhiều nơi ở Trung Quốc vẫn tổ chức đón thần tài vào ngày này.
vang1-1391927791-660x0_1423707917.jpg
Người dân chen chúc mua vàng trong ngày "Vía thần tài" năm 2014. Ảnh: Anh Quân.
Thần tài quen thuộc nhất trong dân gian là Triệu Công Minh. Ngày sinh của Triệu Công Minh có nhiều thuyết, thông dụng nhất là hai ngày: 15/3 (theo Nam Sơn cư sỹ đời Tần) và 22/7 (trùng với thuyết của Hứa Chân Quân ở trên), đồng thời các nhà thiên văn cổ cho rằng đây là ngày "mặt trời sáng nhất". Do đó, ngày vía thần tài nếu có sẽ là ngày 22/7 hàng năm.
Những năm gần đây xuất hiện trào lưu người dân đổ xô đi mua vàng trong ngày "vía thần tài" mùng 10 tháng Giêng, mong được may mắn tài lộc trong năm mới. 
Thực tế, ngày này chỉ là do một số người kinh doanh tuyên truyền nhằm thúc đẩy việc bán hàng đầu năm, chứ không có tài liệu nào ghi chép, cũng như phong tục trong dân gian. Người dân có thể đi mua bán nhưng không nhất thiết phải chen lấn, mua giá cao trong ngày này.
Đầu năm, hầu hết các gia đình người Việt đều có lễ đón Thần tàitheo phong tục dân gian cho rằng đầu năm cần chào đón thần tài từ thiên đình về hạ giới. 
Lịch trình cụ thể là mùng 2 làm lễ đón Hỷ thần (thần may mắn, hạnh phúc), mùng 3 đón Tài thần (thần tài lộc), mùng 4 là đón tiếp các vị thần khác từ thiên đình về hạ giới, mùng 5 là ngày phá trừ, dỡ bỏ đồ cúng. Riêng với các cửa hàng kinh doanh thì cúng thần tài hàng ngày.
Cách lễ cúng thần tài bao gồm:
Nơi cúng lễ
Việc làm lễ đón thần tài được cho là rất quan trọng vì theo dân gian, có đón thần tài mới bổ sung thêm được tài lộc trong năm. Người làm kinh doanh, không làm kinh doanh đều làm lễ giống nhau, chỉ khác là địa điểm.
Người làm kinh doanh thờ thần tài nên làm lễ ở nơi kinh doanh chứ không nên làm ở đình, chùa. Người không kinh doanh có thể cúng ở nhà hay đình chùa đều được, vì bản thân "thổ địa" thờ tại nhà cũng kiêm chức năng của thần tài.
Nhiều người lễ ở nhà riêng thường đặt mâm cúng trước cửa, hay ngoài sân, ban công. Thực tế, cúng ngoài sân hay ngoài cửa dễ có "vãng vong", dân gian gọi là vong lang thang vào phá. Tốt nhất ởnhà riêng nên đặt mâm cúng trong nhà.
Thờ thần bao nhiêu thì vừa
Nhà đã có ban thờ thần linh, gia tiên thì không nên làm thêm ban thờ thần tài, như đã giải thích ở bài Nghi lễ cúng ông Công ông Táo. Thờ nhiều thần thánh trong nhà sẽ làm gia đình bất hòa, con cái khó bảo hoặc gây ra những trục trặc khác. 
Nhiều nhà đặt cả Phật Di Lặc ngồi trên ban thờ thần tài, hay ban thờ thổ địa đặt riêng trên ban thờ thần tài... là không cần thiết và không nên, trong tâm linh là bất kính. Thực tế đo đạc bằng máy móc khoa học cũng thấy những trường hợp này gây ra trường khí nhiễu loạn, không ổn định. Nếu trót đặt nhiều ban thờ, nhiều bát hương nên làm lễ để thu gọn bớt lại.
Đồ lễ
Đồ lễ đơn giản, lễ vừa phải, không xa xỉ lãng phí mới được thần tài chú ý. Đa phần chỉ cần hoa tươi, quả tươi, nước sạch. Nhiều nơi làm lễ cúng thần tài to hơn cả cúng tất niên là không cần thiết. Một số lưu ý:
- Hương: Có nơi cho rằng thắp vào sáng, có nơi cho rằng cần thắp vào chiều tối, thực ra là không cần thiết và không có quy định cụ thể. Có thể chọn giờ tốt cho cúng lễ trong ngày hoặc chọn ngày giờ tốt có sao tốt đến để kích hoạt trường khí dễ hơn.
- Nước: Chén để nước cần rửa sạch trước khi lấy nước mới. Chỉ cần một chén nước là đủ, chứ không phải ba hay năm chén. Nước không để quá đầy, cần cách miệng chén khoảng 1 cm. Cẩn thận không để nước tràn ra hoặc đổ lên bàn.
- Hoa: Bình hoa có thể bằng thủy tinh, gốm sứ... đều được. Chỉ nên chọn hoa tươi, hoa có nụ và có hương thơm càng tốt. Không nên dùng hoa giả.
- Quả: Quả nên chọn loại tươi, ngon, nhìn nguyên vẹn, thường dùng táo, lê, chuối, cam, quýt... Cũng như hoa, không dùng quả nhựa, quả nhân tạo không ăn được.
- Đèn, nến: Đèn cúng là đèn thật như đèn dầu, nến. Không dùng đèn nhấp nháy, đèn điện... vì đều tạo ra trường khí xấu, ảnh hưởng đến việc thờ cúng.
Nội dung văn khấn (chỉ để tham khảo)
Kính lạy: Thần linh Thổ địa, Phúc đức Chính thần, Tài thần (nếu làm ở nơi kinh doanh, hay ngoài sân), Gia tiên họ ...., bà cô ông mãnh, chư vị tiên linh (nếu làm trong nhà, ở ban thờ gia tiên thì thêm phần này)
Hôm nay là ngày ...... tháng ..... năm Ất Mùi.
Chúng con là…………………………………………………
Ngụ tại………………………………………………………
Chúng con thành tâm, bày biện hương hoa, nghi lễ cung trần, dâng hiến Tôn Thần, đốt nén tâm hương, dốc lòng bái thỉnh.
Kính xin phù hộ độ trì, con cháu mạnh khỏe, gia đạo bình an, phát tài phát lộc, sở cầu như ý.
Theo Nguyễn Mạnh Linh - VnExpress

Chủ Nhật, 22 tháng 2, 2015

Tam Quan Đại Đế Chân Kinh



Tam Quan Đại Đế Chân Kinh 三官大帝真经






GIỚI THIỆU

Tam quan đại đế còn được gọi là tam nguyên đại đế tức thiên quan. Địa quan và thủy quan. Tên gọi đầy đủ của họ là thượng nguyên nhất phẩm ưu tứ phúc đại đế. Trung nguyên nhị phẩm địa quan xá tội đại đế và hạ nguyên tam phẩm quan giải ách đại đế.

Truyền thuyết kể lại rằng. Tam quan là con của thiên thọ vương và ba người con gái của long vương sinh ra. Tam quan đều rất thần thông quảng đại. Pháp lực vô biên. Nguyên thủy thiên tôn cho trưởng nam là thượng nguyên nhất phẩm cửu khí thiên cung tử vi đại đế. Sống ở huyền đô nguyên dương thất bảo tử vi thượng cung. Tổng quản thiên đế thần vương. Thượng thánh cao chân. Tam la vạn tượng tinh quân; thứ nam là trung nguyên nhị phẩm thất khí địa quan thanh hư đại đế. Sống ở cung vô cực thế giới động không thanh hư. Tổng quản ngũ nhạc đế quân và nhị thập tứ trị sơn xuyên. Cửu địa thổ hoàng. Tứ duy bát cực thần quan. Con trai thứ ba là hạ nguyên tam phẩm ngũ khí thủy quan động âm thái đế. Sống ở cung kim kinh trường lạc. Tổng quản cửu giang thủy đế. Tứ độc thần quân và thần tam hà tứ hải.

Tam quan được thờ ở rất nhiều miếu đền. Thiên quan có thể ban cho điều phúc. Nên dân gian gọi thiên quan là phúc thần. Trong các bức họa hình thiên quan trong các miếu thờ. Thiên quan mang áo khoác màu đỏ. Long bào có dát ngọc. Tay cầm ngọc như ý. Nét mặt từ bi. Tôn quý. Người thời cận đại đem thiên quan. Viên ngoại lang và nam cực tiên ông gọi là ba vị chủ cho phúc. Lộc. Thọ tượng trưng cho nhiều điều phúc. Nhiều thọ và nhiều lộc. Mang sơ tấu cho tam giới khi được con người cầu nguyện.

* Thiên quan đại đế khí bạch tam thanh hoàng kết thành. Thường được gọi là đường nghiêu. Chủ quản thiên đế thần vương. Thượng thánh cao chân. Tam la vạn tượng tinh quân.

Thánh đản: ngày mười lăm tháng giêng âm lịch (15/1) giáng trần hiệu đính tội phúc của con người. Mà được gọi là thiên quan ban phúc. Nhân gian gọi là lễ thượng nguyên ngày rằm tháng giêng và có câu cổ xưa nói rằng “cúng lễ quanh năm không bằng ngày rằm tháng giêng” và có đức có phúc mặc sức mà ăn chính là được thiên quan ban phúc.

* Địa quan đại đế khí của nguyên động côn linh và tinh chất cực hoàng kết thành. Được gọi là thuấn. Chủ quản ngũ nhạc đế quân và 24 trị sơn xuyên. Cửa địa thổ hoàng. Tứ duy bát cực thần quan.

Thánh đản: ngày lăm tháng bảy âm lịch (15/7) giáng trần hiệu giới tội phúc. Vì người răn tội. Hay còn được gọi là quan hiệu tội. Nhân gian nói rằng: “tháng bảy ngày rằm xóa tội vong nhân”. Thường đến nơi có đến. Miếu thờ ngọc hoàng thượng đế xá tội thiên tôn và thái Ất cứu khổ thiên tôn vì mười lăm tháng bảy địa quan mở ngục cầu xin ngọc hoàng và thái Ất xá tội. Cứu khổ cho những người đã chết đang chịu khổ tại các địa ngục được trở về các mộ phần có thanh long. Bạch hổ dưỡng mộ kết phát. Phù cho dòng dõi danh chức phúc thọ và có thể đi đầu thai kiếp khác.

* Thủy quan đại đế khí phong trì và tinh chất thuần khiết kết thành. Gọi là đại vũ. Chủ quản cửu giang thủy đế. Tứ độc thần quân và chư thần ở tam hà tứ hải.

Thánh đản: ngày mười lăm tháng mười âm lịch (15/10) giáng trần. Răn dạy tội phúc. Vì người diệt họa. Hay còn được gọi là quan giải ách.

Ngày 15 tháng 10 các đền thờ tam quan nhân gian đến lễ cầu hạ nguyên giải ách thủy quan. Những người đang mắc bệnh nặng. Bị u. Bệnh thủy huyết. Các bệnh đan mắc và sắp sẩy ra. Năm sau đều được thủy quan đại đế hóa giải vô bệnh vô tật. Gặp được thần y và tiên dược. Có câu rằng: “bệnh quỷ đã có thuốc tiên”.

Tam Quan Đại Đế Chân Kinh 三官大帝真经

Phát lô tán

Lô yên khởi triện.

Đạo khí đằng tường.

Thành tâm nhất chú phán thiên hương

Liễu nhiễu thấu khung thương.

Chu biến thập phương.

Chư thần hiện kim quang

Thái thượng ngọc hoa tán cảnh hương vân phù cái đại thiên tôn。。。

Chúc Hương Thần Chú

Đạo do tâm học.

Tâm giả hương truyền.

Hương nhiệt ngọc lô.

Tâm tồn đế tiền

Chân linh hạ phán.

Tiên bội lâm hiên kim quan cáo.

Kính đạt cửu thiên

Tịnh Khẩu Thần Chú

Đan chu khẩu thần.

Thổ uế trừ phân.

Thiệt thần chính luân.

Thông mệnh dưỡng thần

La thiên xỉ thần.

Khước tà vệ chân.

Hầu thần hổ bí.

Khí thần dẫn tân

Tâm thần đan nguyên.

Lệnh ngã thông chân.

Tư thần luyện dịch.

Đạo khí trường tồn

Tịnh Tâm Thần Chú

Thái thượng đài tinh.

ứng biến vô đình.

Khu tà phược mị.

Bảo mệnh hộ thân

Trí tuệ minh tịnh.

Tâm thần an ninh.

Tam hồn vĩnh cửu.

Phách vô tang khuynh

Tịnh Thân Thần Chú

Linh bảo thiên tôn.

An úy thân hình.

Đệ tử hồn phách.

Ngũ tạng huyền minh

Thanh long bạch hổ.

Đội trượng phân vân.

Chu tước huyền võ.

Thị vệ ngã thân

An Thổ Địa Thần Chú

Nguyên thủy an trấn.

Phổ cáo vạn linh.

Nhạc độc chân quan.

Thổ địa chích linh

Tả xã hữu tắc.

Bất đắc vọng kinh.

Hồi hướng chính đạo.

Nội ngoại trừng thanh

Các an phương vị.

Bị thủ gia đình.

Thái thượng hữu mệnh.

Sưu bộ tà tinh

Hộ pháp thần vương.

Bảo vệ tụng kinh.

Quy y đại đạo.

Nguyên hanh lợi trinh

Đại thánh nguyên thủy an trấn đại thiên tôn

Tịnh Thiên Địa Thần Chú

Thiên địa tự nhiên.

Uế khí phân tán.

Động trung huyền hư.

Hoảng lãng thái nguyên

Bát phương uy thần.

Sử ngã tự nhiên.

Linh bảo phù mệnh.

Phổ cáo cửu thiên

Kiền la đáp na.

Động cương thái huyền.

Trảm yêu phược tà.

Sát quỷ vạn thiên

Trung Sơn Thần Chú.

Nguyên thủy ngọc văn.

Trì tụng nhất biến.

Khước bệnh duyên niên

Án hành ngũ nhạc.

Bát hải tri văn.

Ma vương thúc thủ.

Thị vệ ngã hiên

Hung uế tiêu tán.

Đạo khí trường tồn

Thường thanh thường tĩnh thiên tôn

Nhiếp ma bính uế đại thiên tôn

Kim Quang Thần Chú

Thiên địa huyền tông.

Vạn khí bản căn.

Quảng tu ức kiếp.

Chứng ngô thần thông

Tam giới nội ngoại.

Duy đạo độc tôn.

Thể hữu kim quang.

Phúc ánh ngô thân

Thị chi bất kiến.

Thính chi bất văn.

Bao la thiên địa.

Dưỡng dục quần sinh

Tụng trì vạn biến.

Thân hữu quang minh.

Tam giới thị vệ.

Ngũ đế tư nghênh

Vạn thần triều lễ.

Dịch sử lôi đình.

Quỷ yêu tang đảm.

Tinh quái vong hình

Nội hữu phích lịch.

Lôi thần ẩn danh.

Động tuệ giao triệt.

Ngũ khí đằng đằng

Kim quang tốc hiện.

Phúc hộ chân nhân.

Cấp Cấp Như Ngọc Hoàng Quang Hàng Luật Lệnh Sắc

Tam Quan Đại Đế Bảo Cáo.

Chí tâm quy mệnh lễ

Duy tam thánh nhân.

Nãi nhất thái cực.

Tấn thụ hạo kiếp gia chi mệnh.

Đỉnh ưng vô lượng phẩm chi bao.

Tử vi thanh hư động âm.

Tổng lĩnh công quá.

Tứ phúc xá tội giải ách.

Phổ tế tồn vong.

Đạo quan chư thiên.

Ân đàm tam giới.

Đại bi đại nguyện.

Đại thánh đại từ.

Tam nguyên tam phẩm tam quan đại đế.

Tam Cung Cửu Phủ Tam Bách Lục Thập ứng Cảm Thiên Tôn

Thượng Nguyên Thiên Quan Đại Đế Bảo Cáo.

Chí tâm quy mệnh lễ

Huyền đô nguyên dương.

Tử vi cung trung.

Bộ tam thập lục tào.

Giai cửu thiên vạn chúng.

Khảo giác đại thiên thế giới chi nội

Lục tịch thập phương quốc thổ chi trung.

Phúc bị vạn linh.

Chủ chúng sinh thiện ác chi tịch.

Ân đàm tam giới.

Trí chư tiên thăng hàng chi tư.

Trừ vô vọng chi tai.

Giải thích túc ương.

Thoát sinh tử chi thú.

Cứu bạt u khổ.

Quần sinh thị lại.

Xuẩn động hàm khang.

Đại bi đại nguyện.

Đại thánh đại từ.

Thượng Nguyên Cửu Khí Tứ Phúc Thiên Quan Diệu Linh Nguyên dương đại đế tử vi đế quân

Trung Nguyên Địa Quan Đại Đế Bảo Cáo.

Chí tâm quy mệnh lễ

Thanh linh động dương.

Bắc đô cung trung.

Bộ tứ thập nhị tào.

Giai cửu thiên vạn chúng.

Chủ quản tam giới thập phương cửu địa.

Chưởng ác ngũ nhạc bát cực tứ duy.

Thổ nạp âm dương.

Hạch nam nữ thiện ác thanh hắc chi tịch.

Từ dục thiên địa.

Khảo chúng sinh lục tịch họa phúc chi danh.

Pháp nguyên hạo đại nhi năng li cửu u.

Hạo kiếp thùy quang nhi năng tiêu vạn tội.

Quần sinh phụ mẫu.

Tồn một triêm ân.

Đại bi đại nguyện.

Đại thánh đại từ

Trung Nguyên Thất Khí Xá Tội Địa Quan Động Linh Thanh Hư Đại Đế Thanh Linh Đế Quân

Hạ Nguyên Thủy Quan Đại Đế Bảo Cáo.

Chí tâm quy mệnh lễ

Dương cốc động nguyên.

Thanh hoa cung trung.

Bộ tứ thập nhị tào.

Giai cửu thiên vạn chúng.

Chưởng quản giang hà thủy đế vạn linh chi sự.

Thủy tai đại hội kiếp sổ chi kì.

Chính nhất pháp vương.

Chưởng trường dạ tử hồn quỷ thần chi tịch.

Vô vi giáo chủ.

Lục chúng sinh công quá tội phúc chi do.

Thượng giải thiên tai.

Độ nghiệp mãn chi linh.

Hạ tế u quynh.

Phân nhân quỷ chi đạo.

Tồn vong giai thái.

Lực tế vô cùng.

Đại bi đại nguyện.

Đại thánh đại từ.

Hạ Nguyên Ngũ Khí Giải Ách Thủy Quan Kim Linh Động Âm Đại Đế dương cốc đế quân

Hỏa Quan Đại Đế Bảo Cáo.

Chí tâm quy mệnh lễ

Càn nguyên tứ phẩm.

Khảo giác hỏa quan.

Vận phù kiền kiện.

Đức hợp li minh.

Cư thái dương đan thiên chi trung.

Thống tả phủ chú sinh chi tịch.

Thịnh đức tại hỏa viêm đế trì hành.

Công tham tá vu tam nguyên.

khí vận hành vu tứ nguyệt

Giá xích long nhi hành nam lục.

Chiếu minh huỳnh hoặc chi cung.

Chúc chu lăng nhi hiển đan đài.

Hoán hách văn xương chi vận

Huy huy lãng diệu.

Bỉnh bỉnh chiếu lâm.

Đại bi đại nguyện.

Đại thánh đại từ.

Xích hoàng thượng phẩm.

Tam Khí Hỏa Quan Viêm Đế Chân Quân Động Dương Đại Đế Nam Đan kỉ thọ thiên tôn

Huyền Thiên Thượng Đế Bảo Cáo.

Chí tâm quy mệnh lễ

Hỗn nguyên lục thiên.

Truyền pháp giáo chủ.

Tu chân ngộ đạo.

Tế độ quần mê.

Phổ huệ chúng sinh.

Tiêu trừ tai chướng.

Bát thập nhị hóa.

Tam giáo tổ sư.

Đại từ đại bi.

Cứu khổ cứu nan.

Tam nguyên đô tổng quản.

Cửu thiên du dịch sử.

Tả thiên cương.

Bắc cực hữu viên đại tương quân.

Trấn thiên trợ thuận.

Chân võ linh ứng.

Phúc đức diễn khánh.

Nhân từ chính liệt.

Hiệp vận chân quân.

Trị thế phúc thần.

Ngọc hư sư tương.

Huyền Thiên Thượng Đế Kim Khuyết Hóa Thân Đãng Ma Thiên Tôn

Khai kinh tán

Thiên địa thủy phủ.

Tam giới cao chân.

Vô biên pháp hiển đại từ nhân

Tế độ ứng lương thần.

Phúc bị vạn dân.

Bạt tội xuất mê tân

Quy mệnh

Tam Nguyên ứng Cảm Đại Thiên Tôn。。。

Khai kinh kệ

Tịch tịch chí vô tông.

Hư trì kiếp nhận a.

Khoát lạc động huyền văn

Thùy trắc thử u hà.

Nhất nhập đại thừa lộ.

Thục kế niên kiếp đa

Bất sinh diệc bất diệt.

Dục sinh nhân liên hoa.

Siêu lăng tam giới đồ

Từ tâm giải thế la.

Chân nhân vô thượng đức.

Thế thế vi tiên gia

Tán viết

Kê thủ quy mệnh thiên địa thủy.

Tam quan đại đế từ bi chủ

Thần công diệu đức bất tư nghị.

Cẩn vận nhất tâm quy mệnh lễ

Thái Thượng Tam Nguyên Tứ Phúc Xá Tội Giải Ách Tiêu Tai Duyên Sinh bảo mệnh diệu kinh

Nhĩ thời.

Cứu khổ đại tiên.

Tại đại la thiên thượng.

Cửu khí tử vi thiên cung

Thượng bạch đạo quân.

Viết.

Tập hội tam nguyên.

Thiên địa thủy quan.

Tam giới tứ phủ.

Chúng thánh tào quan.

Khảo giác tư.

Đồng chư tiên chúng.

Giảng thuyết kinh pháp.

Cứu bạt chúng sinh.

Phóng đại quang minh.

Chiếu Kiến Thiên Hạ Vạn Quốc Cửu Châu Chi Địa.

Giang hà hồ hải chi nội.

Diêm phù thế giới chi trung.

Thụ khổ chúng sinh.

Tạo ác phi thiện.

Quảng kết oan thù.

Đa hành bất túc.

Tài giao phất minh.

Bất Kính Thiên Địa Nhật Nguyệt Tam Quang.

A phong mạ vũ.

Khi thần diệt tượng.

Man thiên muội địa.

Tiết độc thánh hiền.

Bất Kính Phụ Mẫu Thúc Bá Lục Thân.

Gian đạo tà dâm.

Bất trung bất hiếu.

Phi lễ phi nghĩa.

Đoạn tuyệt vãng lai ân lộ.

Bất kính ngũ cốc.

Uế ô tao tiện.

Bất hành chính đạo.

Đại đấu tiểu xứng.

Minh man ám phiến.

Hoành ngôn khúc ngữ.

Bạch khẩu chú trớ.

Oán thiên hận địa.

Bất tuất kỷ thân.

Bất tu phiến thiện.

Thiên bất dung địa bất tái.

Trí sinh ác độc đa khởi ôn.

Đa chiêu tụng phi khinh trọng nan đào.

Cố tác sự nhân.

Đắc thử khổ báo.

Ác nan lâm thân.

Vô xử giải thích.

Vu Thị.

Cứu khổ đại tiên.

Đoan giản thượng cáo.

Tam nguyên thiên quan viết.

Thiện tai thiện tai.

Thử đẳng chúng sinh.

Tao hình khổ nan.

Nhược hữu thiện nam tín nữ.

Quy y tam nguyên.

Trai giới tam niên viên mãn.

Mệnh đạo chuyên tụng thử kinh.

Tam ngũ thập biến.

Thiên ngũ bách biến.

Dũng dược sám hối.

Hối quá khiên vưu.

Đạo Quân Viết.

Tức hữu thiên quan tứ phúc.

Địa quan xá tội.

Thủy quan giải ách.

Vu thị cáo hạ.

Tam nguyên thiên tôn.

Tức giá ngũ sắc tường vân.

Hành cửu khí thanh phong.

Chí đô hội phủ.

Vân đài sơn thượng.

Phóng đại hào quang.

Quảng đại huệ lực.

Vô biên pháp hiển.

Tế dân cứu khổ.

Phúc ứng vạn linh.

Chư thiên thăng hàng.

Trừ vô vọng chi tai.

Giải hữu thù chi khiên.

Tứ thiên tường chi phúc.

Thoát cửu ách chi nan.

Li tam đồ chi khổ.

Si xuẩn khang thái.

Tước khứ nguyên tội.

Bạt trừ oan căn.

Vĩnh tiêu khiên vưu.

Phụ mẫu tồn vong.

Triêm ân li khổ.

Tứ sinh lục đạo.

Ngạ quỷ cùng hồn.

Hồ hồn dã quỷ.

Cửu huyền thất tổ.

Vị li địa ngục chi trung.

Tồn vong chúng sinh.

杻giới gia tỏa.

Linh ngữ bế tắc.

Vu thị địa quan.

Chí thất nguyệt thập ngũ nhật.

Tức dữ ngục tù.

Địa ngục thụ khổ chúng sinh.

Trừ tội bộ diệt ác căn.

Tước tử danh thượng sinh tịch.

Dĩ khứ đề vị khứ đề.

Dĩ đề chí vị đề chí.

Dĩ kết chứng vị kết chứng.

Dĩ phát giác vị phát giác.

Phùng xá trừ chi.

Địa quan viết.

Ngũ hình thập ác đẳng tội.

Vĩnh bất xá trừ

Thiên tôn ngôn.

Ngôn ngữ trở ngữ.

Xà nha hổ khẩu.

Tâm như trùy đao.

Ác độc chi nhân.

Quỷ nhãn quỷ tâm.

Đa kế xảo ngôn.

嗊man si ngu.

Xuẩn tử hà tri.

Cát tha nhục.

Bất niệm tha bần.

Chích niệm kỷ phú.

Phì gia nhuận thân.

Sử tâm dụng tâm.

Phản luy kỷ thân.

Tâm căn kết thành.

Tội căn nan diệt.

Tham tài lợi kỷ.

Thiên lôi phích lịch.

Ôn khí lưu truyền.

Triền hại thân thể.

Oan khiên tương tịnh.

Tịnh cập tử tôn.

Vu Thị.

Cứu khổ đại tiên.

Tái cáo thiên quan

Thiên quan viết.

Chuyên tụng thử kinh.

Chí mãn thiên biến.

Đại tác dũng dược.

Hối quá khiên vưu.

Đoạn ác tu thiện.

Tức hữu địa quan xá tội.

Sở Hữu Ác Nghiệt Khiên Vưu.

Câu nhất xá trừ.

Tâm tâm thảm thắc.

Tẫn nhất quy chính.

Hoảng hoảng hốt hốt.

Nhĩ mục tâm định.

Thần hồn an tĩnh.

Tinh thần phục cựu.

Tội diệt phúc sinh.

Vô lượng công đức.

Kì phúc vô biên

Đạo Quân Viết.

Thế gian chúng sinh.

Chiêu ôn nhạ tai.

Độc khí lưu hành.

Chúng sinh nhiễm trứ.

Giai thị tạo ác phi thiện.

Oan thù tương tịnh.

Trí sinh ác tật.

Yêm duyên vị dũ.

Nhược tụng thử kinh.

Bệnh tức thuyên dũ.

Nhược tụng kinh giả.

Chí Đoan Dương Trung Nguyên Chi Nhật.

Tức hữu tam nguyên.

Truy hồi hành ôn đẳng chúng.

Khảo giác khinh trọng đẳng tội.

Câu nhất xá trừ

Thủy Quan Viết.

Thế gian phu phụ.

Mệnh phạm cô thần quả túc.

Hình Hại Tuyệt Tự Giai Thị Tiền Sinh Bất Thi.

Kim sinh thụ chi.

Nhược hữu thiện nam tín nữ.

Thần tịch hảo tĩnh.

Mộc dục thiêu hương.

Nhiên đăng tụng kinh.

Tu trai bố thi.

Hối quá tiêu hình.

Tiện Sinh Đoan Chính Hữu Tương Chi Nam.

Thông minh phú quý chi tử.

Thanh trấn ngũ hồ tứ hải.

Túc thế kim sinh.

Cố tác ngộ vi.

Mưu tài phụ mệnh.

Kim thế vi nhi.

Thủ mệnh hóa tài.

Nữ nhân 妊thần.

Tam Triều Ngũ Nhật Bất Hành Phân 娩.

Hoặc tại thân nhi vong.

Sinh hạ nhi vong.

Tam lục cửu tuế nhi vong.

Thập nhị ngũ tuế nhi vong.

Nhất nhật nhất dạ.

Vạn tử vạn sinh.

Câu thị oan khiên tương lâm.

Hóa mục hóa tài.

Phiến hiếp tài vật.

Hóa vi súc sinh.

Nhược hữu thiện nam tín nữ.

Phát tâm thi tài.

Trai giới mộc dục.

Chuyên tụng thử kinh.

Hối quá khiên vưu.

Tức sử khiên vưu vĩnh thích.

Nhân quỷ phân li.

Sản sinh vô nan.

Mẫu tử song toàn.

Quan sát vô hình.

Sinh trường thành nhân.

Lợi ích song thân.

Kinh lực hoành thâm.

Kì phúc phúc chí.

Nhương họa họa tiêu

Thiên tôn ngôn.

Thù nhân băng phán.

Oan gia trái chủ.

Tự tiêu tự diệt.

Cô hồn đẳng chúng.

Cửu huyền thất tổ.

Tứ sinh lục đạo.

Luân hồi sinh tử.

Xuất li địa ngục.

Tức vãng đông cực thiên giới.

Cứu khổ môn đình.

Cứu khổ địa thượng hảo tu hành.

Chích hữu thiên đường vô địa ngục.

Diêm vương nhất kiến.

Bất cảm cao thanh.

Đồng tử dạ xoa.

Kình quyền củng thủ.

Ngưu đầu mã diện.

Tổng tẫn quy y.

Nhất thập bát trọng địa ngục.

Ngục ngục tiêu diêu.

Tam thập tam thiên thiên cung.

Cung cung tự tại.

Siêu sinh thiên đường chi cảnh.

Tức vô địa ngục chi thanh.

Xuất li địa ngục.

Vĩnh li khổ nan.

Kính vãng nhân thiên.

Siêu sinh tịnh thổ.

Khoái nhạc vô lượng.

Nhất khứ nhất lai.

Vô quải vô ngại.

Thủy quan viết.

Thiên hạ chúng sinh.

Tinh thần bất thuận.

Vận hạn trì lưu.

Hung diệu xung tịnh.

Đa sinh tật bệnh.

Hoặc ôn bệnh tương xâm.

Hoặc lị tật sang độc tương xâm.

Hoặc thũng độc giới lại tương xâm.

Khí hậu hầutương xâm.

Yết hầu phong độc tương xâm.

Tiết tả phong đàm tương xâm.

Tổ trủng ôn khí tương xâm.

Trụ cơ phong thủy tương xâm.

Tà sư bại thánh tương xâm.

Hỏa nhãn lao 瘵tương xâm.

Thổ huyết cổ độc tương xâm.

Bạch khẩu chú trớ tương xâm.

Đao binh hỏa đạo tương xâm.

Thủy 渰điên cuồng tương xâm.

Điếu cảnh gia tỏa tương xâm.

Uế môn bế chướng tương xâm.

Niên nguyệt nhật thời bất lợi tương xâm.

Chước phạt đàn miếu thụ mộc tương xâm.

Oạt khanh động thổ tương xâm.

Khai cơ khai chiểu tương xâm.

Thiêm tân hoán cựu tương xâm tu tiền chỉnh hậu tương xâm.

Ngược tật chẩn tật tương xâm.

Ôn tai ôn khí tương xâm.

Quan phù khẩu thiệt tương xâm.

Trí sinh ác tật lai triền.

Chúng sinh nhiễm trứ.

Trí vu tang vong.

Nhược tụng thử kinh.

Tức sử ác tật bất triền.

Cát tinh tương hộ.

Hung diệu thối tán.

Vạn họa băng tiêu.

Thiên tường vân tập.

Kinh thông thiên giới.

Phúc lâm nhân gian

Thiên tôn ngôn.

Thiên hạ chúng sinh.

Giang hà hồ hải.

Chu hàng thương cổ.

Phong ba hung dũng.

Kinh hoàng ưu cụ.

Nhược tụng thử kinh.

Quy Y

Thiên địa thủy quan.

Thủy phủ chúng thánh.

Tức sử phong điềm lãng tĩnh.

Thủy đồ an thỏa.

Chu hàng ổn tái.

Thằng lãm kiên lao.

Sở mưu thuận toại.

Chư thánh ủng hộ.

Vạn thần tích phúc.

Vu Thị

Thiên tôn nhi thuyết kệ viết

Cửu khí thanh thiên thượng.

Nhật nguyệt tinh đấu chân.

Thiên địa thủy quan đế

Vân lôi điện cổ tùy.

Kim đồng chấp hoa phiên.

Ngọc nữ phủng hương hoa

Ngũ sắc tường vân nội.

Phóng xuất bạch hào quang.

Chiếu nhất thiết thiên hạ

Hiển thân cứu chúng sinh.

Khánh vân tường yên hộ.

Bạt li chư khổ nan

Hưng vân bố hồng vũ.

Khu lôi xế điện hành.

Quyển khởi dương trần thổ

Thần khí uy mãnh liệt.

Quảng đại trí tuệ lực.

Pháp hiển vô biên tế

Vô cực vô lượng pháp.

Vô lượng độ chúng sinh.

Vô cực vô lượng quang

Chiếu xuất chư hồn chúng.

Nhất thiết oan gia quỷ.

Tẫn li địa ngục trung

Tồn vong chư chúng sinh.

Nhất thiết li khổ nan

Thiên tôn thuyết kinh dĩ tất.

Nhược tụng thử kinh.

Tùy lực kiến công.

Chước thủy hiến hoa

Kì phúc tự ứng.

Gia hữu thử kinh.

Trạch xá quang minh.

Tai nan vô xâm

Bội đái thử kinh.

Vạn thần ủng hộ.

Quỷ túy vĩnh diệt.

Tâm niệm bất không

Phúc lực tự nhiên.

Thần lực phù trì.

Tùy tâm ứng khẩu.

Thử kinh cộng kế

Nhất thiên lục bách.

Thất thập ngũ tự.

Tự tự chân thuyên.

Cú cú tiêu khiên.

Hành hành diệt tội.

Quyển quyển tứ phúc

Nhất thiết chư thiên thượng đế.

Tam giới thập phương chúng thánh.

Văn thuyết thử kinh.

Giai đại hoan hỉ.

Tác lễ nhi thối.

Tín thụ phụng hành

Thái thượng tam nguyên tứ phúc xá tội giải ách tiêu tai duyên sinh bảo mệnh diệu kinh chung

Thái Thượng Nguyên Thủy Thiên Tôn Thuyết Tam Quan Bảo Hiệu Kinh

Nhĩ Thời

Nguyên thủy thiên tôn.

Tại đại la thiên thượng.

Bát cảnh cung trung.

Dữ chư thiên thần vương.

Nhật nguyệt tinh túc.

Thượng thánh cao tôn.

Vô cực thánh chúng.

Thuyết vô thượng chí.

Chân diệu pháp.

Hữu nhất chân nhân.

Danh viết xích cước đại tiên.

Việt ban nhi xuất.

Kình quyền trường quỵ thượng bạch.

Thiên Tôn Viết.

Hạ giới nhân dân.

Hoặc hữu thủy hỏa đao binh.

Tật bệnh sinh sản.

Quỷ mị tinh tà.

Thiên la địa võng.

Nhất thiết ách nan.

Hà do cứu miễn

Thiên tôn ngôn.

Đắc đạo thần tiên.

Giai tòng tam quan bảo cử.

Hạ phương sinh nhân.

Đãn trì tam quan bảo hiệu.

Năng trừ ách nan.

Tất giai tiêu diệt.

Ngô kim thụ.

Nhữ hạ thế.

Lưu truyền nhân gian.

Khán tụng giả.

Đắc phúc vô lượng.

Tiêu nhất thiết ách.

Tức thuyết bảo hiệu viết.

Bắc cực huyền khung.

Tử vi đế đình.

Thái sơn đại nhạc.

Thủy quốc thanh linh

Cương duy tam giới.

Thống ngự vạn linh.

Tam nguyên giáo tịch.

Thiện ác du phân

Trai giới lễ tụng.

Vô nguyện bất thành.

Tiêu tai thích tội.

Hàng phúc duyên sinh

Chí chân diệu đạo.

Công đức vô biên.

Đại bi đại nguyện.

Đại thánh đại từ

Thượng nguyên nhất phẩm tứ phúc thiên quan tử vi đại đế

Trung nguyên nhị phẩm xá tội địa quan thanh hư đại đế

Hạ nguyên tam phẩm giải ách thủy quan động âm đại đế

Càn nguyên tứ phẩm khảo giác hỏa quan động dương đại đế

Tam nguyên chủ tể tam bách lục thập ứng cảm thiên tôn

Nữ thanh chân nhân nhất bách nhị thập khảo giác tào quan

Nhĩ Thời.

Xích cước đại tiên.

Dữ chư thiên thần vương.

Chân tiên đại chúng.

Văn thuyết bảo hiệu.

Giai đại hoan hỉ.

Tác lễ kê thủ nhi thối.

Tín thụ phụng hành

Thái Thượng Nguyên Thủy Thiên Tôn Thuyết Tam Quan Bảo Hiệu Kinh chung

Hoàn kinh tán

Tam quan đại đế.

ứng cảm thập phương.

Thần công diệu đức quảng tuyên dương.

Hạo kiếp trượng thùy quang.

Phổ tế tồn vong.

Độ ách hàng trinh tường

Quy Mệnh

Tam nguyên ứng cảm đại thiên tôn。。。