DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE

Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản miễn phí cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí

Thứ Năm, 26 tháng 2, 2015

Cúng hóa vàng ngày nào để không mắc tội với gia tiên?

Cúng hóa vàng (lễ tạ năm mới) vào ngày nào để không mắc tội với gia tiên - đó là băn khoăn của rất nhiều người trong những ngày sắp hết Tết này.

Ý nghĩa của lễ cúng hóa vàng (lễ tạ năm mới) theo dân gian là sẽ rước tiễn các tiên linh sau khi ăn Tết với con cháu trở lại âm giới.
Ngày cúng hóa vàng có một số ý kiến: Theo hướng dẫn của Thượng tọa Thích Thanh Duệ trong Văn khấn cổ truyền Việt Nam, lễ hóa vàng tiến hành khi kết thúc Tết, thường làm vào ngày mồng 3 Tết, hoặc ngày khai hạ mồng 7 Tết - sau khi tiệc xuân đã mãn, con cháu cáo lễ tiễn đưa gia tiên trở về âm cảnh.
Ảnh minh họa
GS sử học Lê Văn Lan cho rằng, mùng 3 vẫn là ngày Tết thầy, nên để tổ tiên vẫn ở lại ăn Tết với con cháu. Mùng 4 và mùng 5 mới là ngày tiễn các cụ về cõi vĩnh hằng. Còn một số chuyên gia văn hóa phương Đông, việc chọn ngày làm lễ hóa vàng tùy thuộc vào mỗi gia đình, chủ yếu từ mùng 3 đến khoảng mùng 10 Tết Nguyên đán.
Ý nghĩa quan trọng nhất trong lễ hóa vàng là gia chủ thành tâm lễ tạ chư vị Phật thánh, gia thần, gia tiên. Bởi theo quan niệm dân gian, gia đình có lễ tạ thì phần âm sẽ chứng giám tấm lòng của gia chủ.
Sau khi lễ xong thì hóa vàng. Phần vàng tiền mã của gia thần phải hóa trước, của gia tiên hóa sau. Tại nơi đốt tiền mã xưa dân gian còn đặt vài cây mía dài, để các tiên linh dùng làm gậy chống, hay đòn gánh hàng hóa.
Lễ vật dâng cúng trong lễ hóa vàng theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam gồm:
- Hương, hoa, nước, quả (ngũ quả).
- Trầu cau.
- Rượu.
- Đèn, nến.
- Lễ ngọt, bánh kẹo.
- Mâm cỗ chay, hoặc mặn (xôi gà, bánh chưng…) các món ăn Tết đầy đủ, tinh khiết.
Theo Trà Giang - Gia đình và Xã hội

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét