DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE

Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản miễn phí cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí

Chủ Nhật, 31 tháng 1, 2016

Rằm tháng Giêng: Cúng sao cho đúng?

Có câu: “Cúng cả năm không bằng rằm tháng Giêng”. Với người Việt, Tết Nguyên tiêu là ngày cúng lễ vô cùng thiêng liêng dịp đầu năm mới. 

Vì sao Rằm tháng Giêng được gọi là Tết Nguyên tiêu?
Tết Nguyên tiêu, tức Rằm tháng Giêng là ngày rằm đầu tiên của năm mới. Ngày này còn được biết đến là “Hội hoa đăng” hay “Lễ hội đèn hoa”. Tại Trung Quốc, người ta còn tổ chức Lễ hội đèn lồng để kỷ niệm đêm rằm vô cùng quan trọng này, cũng là để chính thức kết thúc những ngày Tết Nguyên đán cổ truyền.
Có rất nhiều truyền thuyết liên quan tới ngày lễ ý nghĩa này.
Truyền thuyết thứ nhất kể rằng: "Ngày xửa ngày xưa có một con thiên nga từ trên thiên đình bay xuống hạ giới đã bị một người thợ săn bắn chết. Để trả thù cho con thiên nga, Ngọc Hoàng đã sai một đội quân Thiên đình đúng ngày 15 tháng 1 xuống hỏa thiêu toàn bộ con người và động vật dưới hạ giới. Rất may cho loài người là có một số vị thần trên Thiên đình không đồng ý với quyết định có phần hơi nặng tay của Ngọc Hoàng. Họ đã liều mình xuống hạ giới để hiến kế cho chúng sinh. Thế là vào ngày đó, nhà nhà treo đèn lồng và bắn pháo hoa để trên Thiên đình tưởng rằng nhà cửa của họ đã bị phóng hoả. Nhờ đó mà loài người mới thoát khỏi cảnh diệt vong".
Ram thang Gieng: Cung sao cho dung?
Truyền thuyết thứ hai kể rằng: "Vào thời Hán Vũ Đế, có một cô gái trẻ tên là Yuanxiao sống trong cung bị cấm về thăm cha mẹ vào ngày 15 tháng 1 đã có ý định lao xuống giếng để tự vẫn. Cảm động trước tấm lòng hiếu thảo của cô gái, một vị quan cận thần có tên là Dongfang Shuo đã nghĩ ra một kế để giúp cô. Ông tâu với Hán Vũ Đế rằng, ngày 16 tháng 1, Thiên dình sẽ sai Hỏa thần xuống thiêu rụi Kinh thành. Để tránh tai họa đó, mọi người phải treo đèn lồng trước cửa nhà mình và ngoài đường vào ngày 15. Theo lệnh của Hán Vũ Đế, ngày đó mọi nhà đều treo đèn lồng, nhân lúc mọi người đang mải ngắm những chiếc đèn xinh xắn đó, cô gái trẻ đã trốn về nhà thăm cha mẹ mà không hề ai biết".
Những truyền thuyết trên lý giải khá thú vị về nguồn gốc ra đời của Lễ đèn lồng trong đêm rằm đầu tiên của năm mới. Riêng các học giả Trung Quốc lại cho rằng, lễ hội này bắt nguồn từ truyền thống dùng lửa để xua đuổi xui xẻo và kỷ niệm ngày lễ hội đầu xuân của người dân.
Ngoài đèn lồng, người Trung Quốc còn làm những chiếc bánh Yuanxiao, tương tự như bánh chưng của người Việt để đón ngày này. Điều đó lý giải vì sao Rằm tháng Giêng còn có tên gọi là Lễ hội bánh Yuanxiao ở Trung Quốc.
Cúng Rằm tháng Giêng thế nào cho đúng?
Ngoài tới Chùa cầu bình an, may mắn, sức khỏe đầu năm trong dịp Rằm tháng Giêng, người Việt cũng rất coi trọng lễ cúng Rằm tại nhà. Để đón Tết Nguyên tiêu, các gia đình thường sắm hai lễ: Một là cúng Phật, cúng thần linh, Hai là cúng gia tiên vào giờ Ngọ.
Cúng Phật thường có mâm lễ chay tinh khiết và hương hoa đèn nến. Phật tử có thể tụng một thời kinh Phổ Môn hoặc kinh Dược Sư trước bàn thờ Phật để cầu bình an cho gia đạo, hoặc dâng hương và đọc bài ca tụng công đức của Đức Phật:
Tán Phật
Phật thân rực rỡ tựa kim san
Thanh tịnh không gì thể sánh ngang
Vô Thượng Chí Tôn công đức mãn
Cúi đầu con lạy Phật Sơn Vương.
Phật đức bao la như đại dương
Bảo châu tàng chứa đủ bên trong
Trí tuệ vô biên vô lượng đức
Đại định uy linh giác vẹn toàn.
Phật tại chân như pháp giới tàng
Không sắc không hình chẳng bụi mang
Chúng sinh bái vọng muôn hình Phật
Bỗng thấy tai nàn tận hóa tan.
Nam mô Thập phương Thường trụ Tam Bảo (3 lần, 3 lạy)
Riêng cúng gia tiên thường là mâm lễ mặn hoặc chay và phải có bánh trôi (chè trôi nước) trong mâm cúng lễ. Cúng bánh này, người Việt muốn gửi gắm ước nguyện về một năm mới hanh thông, trôi chảy. Cúng Rằm còn có hương hoa, đèn nến, trầu cau, một ít vàng mã và rượu.

Ram thang Gieng: Cung sao cho dung?-Hinh-2
Khi cúng, chúng ta đọc bài khấn Tết Nguyên tiêu như sau:

Văn khấn Tết Nguyên tiêu (rằm tháng Giêng) tại nhà


Nam mô A-di-đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật,Chư Phật mười phương.

- Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

- Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.

- Con kính lạy Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại.

Tín chủ (chúng) con là: ...............................................

Ngụ tại:........................................................................

Hôm nay là ngày Rằm tháng Giêng năm... gặp tiết Nguyên tiêu, tín chủ con lòng thành, sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngày Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài Thần. Cúi xin các ngài linh thiêng nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ................... nghe lời khẩn cầu, kính mời của con cháu, giáng về chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời Ông bà Tiền chủ, Hậu chủ tại về hưởng lễ vật, chứng giám lòng thành phù hộ độ trì cho gia chung chúng con được vạn sự tôn lành. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng an bình.

Nam mô A-di-đà Phật! (3 lần, 3 lạy)
Mộc Bình (tổng hợp)





Rằm tháng Giêng: Cúng chay hay mặn để được bình an?

Ngày nay nhiều người dân cúng Tết Nguyên tiêu có món bánh trôi nước, với ý nghĩa cầu mong mọi việc quanh năm được hanh thông, trôi chảy, hạnh phúc tròn đầy...

Theo ông Trịnh Yên, Giám đốc Trung tâm UNESCO Văn hóa dòng họ và gia đình Việt Nam, ngày Rằm tháng Giêng (còn gọi là lễ Thượng Nguyên, Tết Nguyên tiêu), là ngày trăng tròn đầu tiên của năm mới. Vì vậy, người dân các nước châu Á coi việc cúng Rằm này là rất quan trọng.
Chủ yếu là cầu an, giải hạn
Trong dân gian, Rằm tháng Giêng hiểu một cách đơn giản là ngày Rằm lớn. Ngày này có 3 lễ cúng: Một là lễ cúng khởi năm đón lộc cầu may. Hai là Tết ăn lại (Tết bù) cho nhà nào dịp Tết Nguyên đán có người đau yếu, tang ma không kịp ăn Tết, nay khỏe mạnh trở lại, mọi người thư thả thì ăn bù, đi chúc Tết lại nhau một cách cởi mở, không phải kiêng khem gì. Trước đây Rằm tháng Giêng còn thường gọi là Tết muộn, để những nhà khá giả tiếp tục ăn Tết, thưởng mai - đào nở muộn. Lễ thứ 3 là cúng sao giải hạn.
Ở một số nước châu Á, Rằm tháng Giêng là ngày đức Phật giáng lâm tại các chùa. Với một số nhà tâm linh, ngày này còn là ngày vía thiên quan nên các đền chùa làm lễ cầu an, dâng sao giải trừ tai ách cho năm mới. Do đó, từ sau Tết Nguyên đán, ngày 14, hoặc chính Rằm người dân đã tấp nập đến chùa lễ Phật, cầu bình an, khoẻ mạnh, hạnh phúc… cho cả năm.
Nhưng theo Phật giáo thì Rằm tháng Giêng không phải là lễ quan trọng so với Rằm tháng Tư (Phật đản) và Rằm tháng Bảy (Vu lan), nhưng là ngày rằm đầu tiên của năm mới thích hợp nhất để cầu nguyện an lành cho cả năm nên đông đảo người dân đi lễ.
Cúng chay hay cúng mặn?
Theo Thượng tọa Thích Thanh Duệ, Rằm tháng Giêng các gia đình sắm 2 lễ: Lễ cúng Phật và lễ cúng gia tiên. Lễ cúng Phật là mâm lễ chay tinh khiết cùng hương hoa đèn nến. Lễ cúng gia tiên có hương hoa, đèn nến, trầu cau, một ít vàng mã, rượu.
Theo ông Trịnh Yên, tùy theo tín ngưỡng và ngành nghề, có nhà lễ bái chư Phật, có nhà cúng thổ công, thần tài… nhưng luôn có cúng gia tiên, bày tỏ lòng hiếu kính với ông bà, cha mẹ, tạ ơn trên đã phù hộ cho con cháu an lành, làm ăn khá giả. Rằm tháng Giêng nhà nào theo đạo Phật cúng chay và ăn chay. Lễ vật dâng cúng thường dùng rau quả, trầu cau, chè xôi, các món đậu, canh xào... chay, tránh chế biến thức ăn chay hình dạng tôm kho, thịt nướng… vì cho rằng thế là cái tâm vẫn còn hướng về mặn. Nhà không theo đạo Phật thì Rằm tháng Giêng cúng chè xôi và cúng mặn (không thịnh soạn như Tết Nguyên đán).
 Bánh trôi được nhiều gia đình dâng cúng Rằm tháng Giêng để mong mọi việc trôi chảy, hạnh phúc tròn đầy.
Ngày nay nhiều người dân cúng Rằm tháng Giêng có món bánh trôi nước, với ý nghĩa cầu mong mọi việc quanh năm được hanh thông, trôi chảy, hạnh phúc tròn đầy... Nếu là phật tử khi cúng lễ sẽ ngồi trước bàn thờ Phật tụng một thời kinh Phổ Môn, kinh Dược Sư để cầu bình an cho gia đạo. Nếu không phải là phật tử có thể dâng hương và đọc bài ca tụng công đức của Đức Phật.
Phần lớn đàn ông trong nhà làm chủ lễ. Nhưng nhiều ông chủ trẻ bây giờ không thuộc bài cúng, đã tìm trên mạng lấy các bài khấn lễ và cầm điện thoại, Ipad đọc với ý nghĩ không phải tìm mua sách, sớ khấn, hay học thuộc lòng nữa. Có người còn đọc và dùng điện thoại ghi âm trước, đến lúc làm lễ thì chỉ bật đoạn ghi âm lên rồi chắp tay vái.
Theo ông Nguyễn Phúc Giác Hải, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng con người, các bài khấn trên mạng giúp mọi người dễ tiếp cận, nhưng không nên nặng về bài khấn quá. Cái tâm của mình thế nào thì thờ cúng như thế, việc tìm và cầm điện thoại đọc bài khấn khi cúng bái là không cần thiết. Phật ở trong tâm, thờ cúng tổ tiên cần thành tâm là chính. Bài văn khấn chỉ là hình thức, cái tâm mới quan trọng.
Lễ cúng Rằm tháng Giêng nhằm tinh thần lễ Phật, sám hối và phát nguyện vì không có “quả” nào là không do từ cái “nhân” mình gieo hôm nay. Tinh thần “nhân - quả” được khẳng định trong tinh thần của đạo Phật chứ không phải do cúng, cầu mà đạt được.
Làm bánh trôi cúng Rằm
Chuẩn bị: Bột nếp, đường đỏ viên, vừng rang.
Cách làm: Nhào bột (tỉ lệ là 2 bột 1 nước) tới khi bột mềm, không dính tay là được. Xong để bột nghỉ 15 phút. Đun nồi nước sôi (nên dùng nồi cơm điện rất tiện). Chuẩn bị 1 bát nước nguội để nhúng bánh chín.
Vo viên bột nhỏ, đập dẹt, cho viên đường vào giữa và nặn tròn lại, thả ngay vào nồi nước sôi luộc. Khi chín bánh có màu trong đục. Vớt bánh vào bát nước nguội một lúc, cho vào đĩa, rắc vừng lên.




Rằm tháng Giêng

Dân gian có câu “Lễ Phật quanh năm không bằng ngày Rằm tháng Giêng”. 

Rằm tháng Giêng còn gọi là Tết Nguyên Tiêu hay Tết Thượng Nguyên là một lễ hội cổ truyền của dân tộc, vào ngày 15 (Rằm) tháng Giêng Âm lịch.
Cùng với ngày Phật Bảo (đại lễ Phật đản Rằm tháng Tư) và ngày Tăng Bảo (Lễ Kathina tháng Mười.). Bởi vì nội dung kinh Giải Thoát được xem là tôn chỉ của giáo Pháp nên lễ Rằm tháng Giêng được gọi là Ngày Pháp Bảo.
Trước đây, rằm tháng Giêng, chính là Tết Trạng Nguyên. Nhân dịp này, nhà vua mở hội họp các Trạng Nguyên để thết tiệc và mời vào Thượng Uyển ngắm hoa, thưởng ngoạn cảnh, làm thơ…
Theo truyền thuyết, tết Nguyên Tiêu có từ đời Hán, sách "Ngày Tết Trung Quốc" xuất bản vào tháng 9 năm 1983 cho rằng: Vua Hán Văn lên ngôi sau khi "dẹp yên cuộc rối ren do gia tộc họ Lã " gây ra, chính ngày đó là ngày Rằm tháng Giêng, theo thường lệ mỗi năm vào ngày Rằm tháng Giêng vua Hán Văn ra khỏi cung vua dạo chơi "chung vui với dân". Chữ "Dạ" trong cổ ngữ Trung Quốc được gọi là "Tiêu", cho nên vua Hán Văn đã lấy ngày rằm tháng Giêng làm ngày Tết Nguyên Tiêu.
Về cội nguồn của Tết Nguyên Tiêu, trong dân gian có rất nhiều cách giải thích. Tết Nguyên Tiêu có từ thời vua Hán Vũ. Hồi đó, các cung nữ sau tết Nguyên Tiêu, đều nhớ nhà và nhớ cha mẹ, nhưng cung vua canh phòng cẩn mật, làm thế nào để ra gặp mặt cha mẹ? Đông Phương Sóc nhiều trí thông minh khi nghe được tin này, bày tỏ sự đồng tình, tìm cách giúp các cung nữ thực hiện nguyện vọng gặp mặt cha mẹ, bước đầu tiên của Đông Phương Sóc tung tin, hỏa Thần sẽ cử người đến thiêu hủy thành Trường An, khiến trong nội thành hoang mang khiếp sợ.
Sau đó Đông Phương Sóc hiến kế với vua Hán Vũ rằng, tối ngày Rằm mọi người trong cung phải đi lánh nạn ở ngoài cùng Vua, các đường to ngõ hẻm, trước nhà sau sân trong nội thành đều treo đèn lồng đỏ, tạo nên cảnh giả thành Trường An lửa cháy hừng hực, nhờ đó đánh lừa Hỏa Thần.
Vua Hán Vũ đã đồng ý phương án này của Đông Phương Sóc, thế là các cung nữ nhân Tết Nguyên Tiêu thực hiện nguyện vọng gặp mặt người thân. Từ đó, cứ đến ngày rằm tháng Giêng đều phải treo đèn lồng.
Còn có truyền thuyết cho rằng, Tết Nguyên Tiêu bắt nguồn từ việc đồng áng trong dân gian. Trước sau ngày Rằm tháng Giêng hàng năm, công việc cày bừa của vụ chiêm sẽ bắt đầu, bà con nông dân ở các nơi đều khẩn trương chuẩn bị cho công việc đồng áng, đến tối ngày Rằm tháng Giêng, bà con nông dân ra đồng ruộng tập trung cây cỏ lá khô, châm lửa thiêu hủy để diệt sâu bọ.
Theo Kinh pháp cú 183.
Thánh hội Tăng già là một sự kiện đặc biệt, xảy ra chỉ một lần lúc đức Phật ở Trúc Lâm tịnh xá, tại thành phố Ràjagaha. Vào ngày Rằm tháng Giêng, 1250 vị thánh Tăng tự tập trung về ngồi chung quanh đức Phật lắng nghe bài kinh Giải Thoát Giáo.
Ngày đức Phật tuyên bố đạo tròn duyên mãn: Sau khi chứng đạo quả Chánh Đẳng Chánh Giác dưới cội Bồ đề, đức Phật đã dành 45 năm đi nhiều nơi thuyết pháp, ở tuổi 80 tuổi Ngài quyết định chọn thị trấn nhỏ Kusinara nhập diệt...
Từ khi Phật giáo du nhập vào Việt Nam, Rằm tháng Giêng ở Việt Nam trở thành một trong ba ngày Rằm lớn của dân tộc: Lễ Thượng nguyên (Rằm tháng Giêng), Lễ Trung nguyên (Rằm tháng Bảy) và Lễ Hạ nguyên (Rằm tháng Mười).
Ngày Rằm tháng Giêng, nhiều chùa lập đàn Thất châu Dược Sư, khai Kinh Dược Sư, tụng Kinh Dược Sư và khuyên các Phật tử cùng tụng niệm và hồi hướng công đức để thế giới được an lành, chúng sinh an lạc.
Đêm Rằm tháng Giêng Âm lịch là Tết Nguyên Tiêu cổ truyền của người dân châu Á, còn gọi là "Tết Hoa Đăng". Theo tập tục đêm Rằm tháng Giêng ở thành thị hay ở nông thôn, đâu đâu cũng treo đèn, kết hoa, ngâm thơ, bình thơ…Ngày nay, Rằm tháng Giêng đã trở thành ngày sinh hoạt của các Hội thơ, Câu lạc bộ thơ… ngày sinh hoạt Văn hóa truyền thống của dân tộc thấm đẫm chất nhân văn..




Ý nghĩa và nguồn gốc Thần Tài, Thần Thổ Địa

Thần Tài, Thần Thổ Địa đã trở thành vị Thần quen thuộc với mọi người, đặc biệt là những người kinh doanh, buôn bán. Nhưng nguồn gốc 2 vị Thần này thì ít ai biết.

Nguồn gốc của Thần Tài, Thần Thổ Địa
Tục thờ Thần Tài có xuất xứ từ Trung Quốc, còn ở nước ta tục thờ Thần Tài xuất hiện vào khoảng đầu thế kỷ XX. Theo truyền thuyết xưa, có một người lái buôn Trung Hoa tên là Âu Minh khi đi qua hồ Thanh Thảo tình cờ gặp Thủy Thần, được Thủy Thần cho một người gia nhân tên là Như Nguyện. Âu Minh đem Như Nguyện về nuôi ở trong nhà, từ đó công việc làm ăn của Âu Minh mỗi ngày một phát đạt. Trong một ngày Tết, vì một lý do nào đó, Âu Minh đánh Như Nguyện. Như Nguyện quá sợ hãi bèn chui vào đống rác và biến mất. Từ đó Âu Minh làm ăn thua lỗ, chẳng mấy chốc nghèo xác nghèo xơ.
Người ta bảo Như Nguyện là Thần Tài và lập bàn thờ Như Nguyện, cũng chính vì thế mà bàn thờ Thần Tài thường nằm ở một góc khuất trong nhà. Theo điển tích này, trong 3 ngày Tết có tục kiêng quét nhà, hốt rác vì sợ làm mất thần Tài ẩn trong đống rác.
Cũng có quan niệm cho rằng Thần Tài là một dạng thổ thần kiểu Thần Đất (Thần Thổ Địa), vị thần hộ mệnh của xóm làng, cai quản đất đai, phù hộ con người và gia súc trong xóm làng. Khi những người dân Việt đi khai hoang, bước đầu họ gặp nhiều khó khăn và ý niệm về các vị thần hình thành từ đó làm chỗ dựa tâm linh của họ trên con đường mưu sinh. Thần Đất là vị thần bảo hộ cây trái, hoa màu thể hiện tính nông nghiệp và là vị thần trông coi tiền tài, vàng bạc. Đây cũng là dấu ấn của thời kỳ kinh tế thương nghiệp.
Một điển tích khác lại cho rằng Thần Tài nguyên là Bố Đại La Hán, còn gọi là Nhân Yết Đà Tôn Giả ở Ấn Độ (là một trong thập bát La Hán). Ông là người chuyên bắt rắn, ông mang túi vải to trên lưng vào rừng bắt rắn độc, nhổ bỏ răng độc rồi thả rắn đi. Người Trung Quốc cho là Bố Đại đầu thai tại nước Lương tên là Phó Đại Sĩ, tính tình vui vẻ, ăn mặc xốc xếch, vai mang cái túi vải to, ai cho gì cũng dồn vào túi rồi đem phân phát cho trẻ em. Do đó có tượng Thần Tài đứng có mang túi to, hai tay đưa thẳng lên trời cười thoải mái, tượng trưng cho sự may mắn, thành công.
Hai vị Thần mang lạị tài lộc cho mọi nhà.
Mặc dù Thần Tài được xem là một hình tượng khác của Thần Đất nhưng cả 2 vẫn mang yếu tố tâm linh giúp con người làm ăn phát đạt, cho nên người ta không thờ Thần Tài một mình mà thường thờ chung với Thổ Địa (vị thần cai quản đất đai nhà cửa). Trong những gia đình làm ăn buôn bán, người ta thờ cúng Thần Tài quanh năm, sáng sớm khi mở cửa bán hàng họ thường thắp hương cầu xin “mua may bán đắt”. Việc thờ cúng Thần Tài là một tín ngưỡng dân gian mang đậm dấu ấn của sự giao lưu văn hoá.
Theo một sự tích khác, ngày mùng 10 tháng giêng âm lịch là ngày Thần Tài bay về trời. Từ đó, phong tục thờ cúng Thần Tài và Thần Thổ Địa là ngày mùng 10 âm lịch hàng tháng. Chuyện kể rằng dưới trần gian không có Thần Tài, chỉ có Thần Tài trên trời, vị thần cai quản tiền bạc, tài lộc.
Trong một lần đi chơi uống rượu. Thần tài say quá nên rơi xuống trần gian, đầu va vào đá nằm mê mệt không biết gì, sáng ra mọi người thấy một người ăn mặc giống như diễn tuồng cải lương thì lấy làm lạ và tưởng bị điên. Mọi người cũng lột sạch hết quần áo, mũ nón của Thần tài đem bán, Thần Tài tỉnh dậy không có quần áo trên người và không nhớ mình là ai nữa vì đầu bị va vào đá.
Thần Tài không biết làm việc dưới trần gian nên thường đi lang thang khắp nơi xin ăn. Có một cửa hàng kinh doanh buôn bán gà, vịt, heo quay ế ẩm, thấy Thần Tài đến ăn xin nên mời vào ăn. Thần Tài ăn rất nhiều và kỳ lạ thay từ lúc Thần Tài vào ăn thì khách ăn khác kéo đến nườm nượp, người bán hàng thấy vậy nên ngày nào cũng mời Thần Tài vào ăn. Khách hàng ở quán đối diện trước nay rất đông khách bỗng dưng cũng chuyển hết qua quán bên này ăn.
Được một thời gian, người bán hàng thấy Thần Tài chẳng làm gì mà suốt ngày được ăn uống ngon, lại toàn dùng tay ăn bốc, người thì bốc mùi. Nghĩ Thần Tài sẽ làm khách sợ không dám đến ăn và hao phí đồ ăn cho người ăn mày nên người bán hàng mới đuổi Thần Tài đi. Quán đối diện ngày xưa rất đông khách, nay vắng tanh, thấy vậy liền mời Thần Tài vào ăn, kỳ lạ thay mọi người lại kéo hết sang quán này ăn. Mọi người thấy vậy nên ai cũng giành mời cho bằng được Thần Tài đến ăn hàng quán của mình. Người dân khu vực đó thấy Thần Tài không có quần áo mặc nên dẫn đi mua, mọi người đưa Thần Tài đến cửa hàng nơi quần áo của ông bị bán, sau khi mặc quần áo mũ nón vào thì Thần Tài nhớ lại mọi chuyện và bay về trời. Mọi người coi Thần Tài như là báu vật và lập bàn thờ, tôn thờ từ đó.
Bàn thờ hai vị Thần
Bàn thờ Thần tài không được đặt ở trên cao như bàn thờ gia tiên. Bàn thờ thường dán giấy đỏ, để ở một góc hay một xó nào đó. Có thể có bài vị nhỏ, hai bên bài vị có câu đối :
Thổ năng sinh bạch ngọc (Đất hay sinh ngọc trắng)
Địa khả xuất hoàng kim (Đất khá có vàng ròng)
Trên đỉnh bàn thờ, lắp hai ngọn đèn (được thắp sáng khi thắp hương). Hai bên, phía bên trái (từ ngoài nhìn vào) là ông Thần tài, phía bên phải là Thần Thổ Địa. Ở giữa hai ông là một hũ gạo, một hũ muối và một hũ nước đầy. Ba hũ này chỉ đến cuối năm mới thay. Giữa bàn thờ là một bát nhang, bát nhang này khi bốc phải theo một số thủ tục nhất định. Để tránh động bát nhang khi lau chùi bàn thờ, người ta dán bát nhang xuống bàn thờ bằng keo, băng dính...
Nên đặt lọ hoa bên tay phải, đĩa trái cây bên tay trái. Thường nên cắm hoa hồng, hoa cúc hoặc hoa đồng tiền. Trái cây nên sắp đủ ngũ quả (5 loại trái cây). Ngày thường, lễ cúng đơn giản, chỉ có trầu nước và trái cây. Còn trong các dịp giỗ tết, các ngày sóc vọng, người ta thường bày lễ mặn.




Thứ Bảy, 30 tháng 1, 2016

Những việc "đại kị" trong ngày Tết bạn nên tránh xa

Người xưa thường dạy: “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, mỗi miền của nước ta đều có những điều kiêng kỵ khác nhau trong ngày Tết. Tuy đó chỉ là quan niệm dân gian và theo thời gian, nhiều quan niệm đã có phần mai một nhưng “biết để tránh” cũng không thừa.

Miền Bắc: Miền Bắc là vùng có nhiều tục kiêng kỳ lạ nhất so với miền Trung và miền Nam.
Rắc vôi bột ở 4 góc vườn
Ở nông thôn,nhà nào cũng rắc vôi bột ở 4 góc vườn rồi vẽ hướng ra phía cổng để xua đuổi ma quỷ. Vì thế,dân gian có câu : “Đầu năm mua muối,cuối năm mua vôi”. Đầu năm bạn mua muối tặng cho mọi người cũng chính là lời chúc năm mới làm ăn phát đạt, gặp nhiều may mắn.
Kén người xông nhà
Những người “nặng vía”, không hợp tuổi với gia chủ đừng nên đến xông nhà ngày đầu năm. Người có tang không nên xông đất nhà người khác để tránh xui xẻo. 
Không quét nhà, đổ rác
3 ngày Tết đối với người miền Bắc là những  ngày đón may mắn đầu năm nên họ kiêng nhất quét nhà, đổ rác vì sợ quét hết vận đỏ đi. Chính vì thế, vào ngày cuối cùng của năm, mọi người trong gia đình sẽ tổng vệ sinh nhà cửa thật sạch sẽ để đón năm mới.
Không cho nước, lửa
Ngày mồng 1 Tết, người ta rất kỵ người khác đến xin lửa nhà mình, vì quan niệm lửa là đỏ, là may mắn. Cho người khác cái đỏ trong ngày mồng 1 Tết thì cả năm đó trong nhà sẽ gặp nhiều điều không may. Còn nước được ví như nguồn tài lộc trong câu chúc tiền vào như nước, nếu cho nước thì coi như mất lộc. Không những vậy, theo quan niệm bát đĩa tượng trưng cho gia đình, vì thế, trong ngày này không được đánh vỡ bát đĩa, ấm chén, nhằm kiêng những điều không vui xảy ra với gia đình.
Không treo những tranh “xui xẻo”

Hình minh họa. (Nguồn Internet)
Hình minh họa. (Nguồn Internet)

Những bức tranh có nội dung như : Đánh ghen, kiện tụng,… sẽ không bao giờ xuất hiện trong ngày Tết, thay vào đó sẽ là những tranh mang ý nghĩa tài lộc như lợn, gà, cậu bé… Ngoài ta, trong những ngày đầu năm, bạn phải hết sức cẩn thận trong lời ăn tiếng nói để tránh đem lại sự không may,còn gọi là nói giông hoặc nói xui.
Nhà có tang kiêng chúc Tết
Ngày Tết Nguyên đán là ngày vui của toàn dân tộc, ngày mở đầu cho vận hội hanh thông của cả một năm nên người xưa có tục lệ cất khăn tang trong 3 ngày Tết. Nhà nào có đại tang, kiêng đi chúc Tết, mừng tuổi bà con xóm giềng, ngược lại bà con xóm giềng lại cần đến chúc Tết và an ủi gia đình bất hạnh.
Miền Trung
Với người miền Trung,họ khá thoải mái đối với tất cả mọi thứ để có những ngày Tết vui vẻ. Người miền Trung thường kiêng ăn những món chế biến từ tôm trong những ngày Tết Nguyên đán. Kiêng ăn trứng vịt lộn, thịt vịt để không gặp xui xẻo. Một số vùng không sợ ăn tôm vì sợ…đi giật lùi như tôm, nếu ăn trong ngày Tết, công việc sang năm sẽ lùi chứ không thể tiến tới. Ngoài ra,một số nơi ở miền Trung thường kiêng mặc đồ màu trắng trong suốt tháng Giêng đầu năm mới.
Miền Nam
Ngày Tết có lệ, ai đến nhà, bất kể giờ giấc nào, gia chủ cũng dọn cỗ, mời uống rượu, ăn bánh. Khách không được từ chối bữa ăn, dù no cũng phải nhấm nháp chút ít. Ở một số vùng quê Nam bộ còn có tục kiêng không để cối xay gạo trống vào những ngày đầu năm, điều này tượng trưng cho việc thất bát, mất mùa năm tới. Chính vì vậy người ta thường đổ một ít lúa vào cối xay, ngụ ý cầu mong năm mới lúa gạo đầy tràn.