DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE

Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản miễn phí cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí

Thứ Hai, 20 tháng 4, 2015

luận về sinh-khắc âm dương ngũ hành

LUẬN GIẢI MỐI QUAN HỆ SINH-KHẮC TRONG ÂM-DƯƠNG-NGŨ HÀNH
Khi đọc những luận giải hoặc cách phân tích xét đoán trong các sách “Cổ học” như: phong thủy hay tử vi. Chúng ta thường gặp rất nhiều cách lý giải mối quan hệ :Sinh-Khắc trong Âm-Dương_Ngũ hành và cách luận giải cũng vô cùng phong phú, đa dạng, sâu xa 
. Khi nào thì Sinh-Khắc. Khi nào thì Chế hóa-tương thành-tương phản-Tương thừa-tương hòa-tương vũ…Đúng là khu rừng kiến thức của người xưa để lại cho hậu học những phương pháp luận thâm sâu
Để góp phần tìm hiểu lý luận “Sinh-Khắc trong âm dương ngũ hành”, xin được trích dẫn những diễn giải của người xưa về Sinh-Khắc trong Ngũ hành. 
Trong quá trình đối lập và chuyển hóa của cặp Âm-Dương cùng nhau dung nạp và tương khắc mà sản sinh ra 5 loại vật chất cơ bản được gọi là ngũ hành:Kim-Mộc-Thủy-Hỏa-Thổ không ngừng biến hóa, trao đổi, phát triển theo nguyên lý: Sinh dưỡng-ức chế lẫn nhau, giúp đỡ ảnh hưởng lẫn nhau, nương tựa lẫn nhau và thúc đẩy lẫn nhau theo quy luật tự nhiên mà người xưa đã nghiệm ra.
Có lẽ vì thế mà khi phân ra ngũ hành, người xưa đã cho chúng những tính chất cơ bản:
-Mộc gọi là”Phu hòa” nó phân bố ra khí ôn hòa làm cho vạn vật tươi tốt
-Hỏa gọi là “Thăng minh” sáng chói mà có cái khí thịnh trưởng làm vạn vật dồi dào
-Thổ gọi là “Bị hóa” đầy đủ khí hóa sinh vạn vật làm cho vạn vật được đầy đủ hình thể
-Kim gọi là “Thẩm bình” phát ra khí yên tĩnh thanh bình làm cho vạn vật kết quả
-Thủy gọi là “Tĩnh thuận” có khí tĩnh hòa làm cho vạn vật bế tàng
Theo luật tương sinh: Thủy sinh Mộc-Mộc sinh Hỏa-Hỏa sinh Thổ-Thổ sinh Kim-Kim sinh Thủy (Chu trình vận động liên tục)
Luật tương khắc với hàm chứa ức chế lẫn nhau nhằm duy trì sự cân bằng : Mộc khắc Thổ-Thổ khắc Thủy-Thủy khắc Hỏa-Hỏa khắc Kim-Kim khắc Mộc.
Trong trường hợp luật Sinh-Khắc không duy trì được sự thăng bằng mà biến hóa khác thường trở nên “yếu quá” hoặc “Thái quá” do nhiều yếu tố, quy luật tác động thì:
+Trường hợp yếu quá:
-Mộc gọi là “Ủy hòa” không có khí ôn hòa làm cho vạn vật rũ rượi không phấn chấn
-Hỏa gọi là “Phục minh” ít khí ấm áp làm cho vạn vật ảm đạm không sáng
-Thổ gọi là “Ty giám” không có khí hóa sinh làm cho vạn vật yếu ớt không có sức
-Kim gọi là “Tòng cách” không có khí cứng cỏi vạn vật mềm dãn không có sức đàn hồi
-Thủy gọi là “Hạc lưu” không có khí phong tàng “dấu kín” làm vạn vật khô queo
+Trường hợp thái quá thì:
-Mộc gọi là “Phát sinh” khuyếch tán khí ôn hòa sớm quá làm vạn vật sớm phát dục
-Hỏa gọi là “Hách hy” khuyếch tán khí mãnh liệt làm vạn vật đốt cháy chẳng yên
-Thổ gọi là “Đơn phụ” có khí nồng hậu rắn chắc làm vạn vật không thể hình thành
-Kim gọi là “Kiên thành” có khí cứng cỏi làm cho vạn vật ngay thẳng
-Thủy gọi là “Lưu diễn” có khí đầy tràn làm vạn vật phiêu lưu không thể về chỗ
Theo phép lý luận và giải đoán của người xưa:
Quan hệ Sinh-Khắc không tồn tại đơn độc. Trong sinh đã có khắc, trong khắc đã có sinh. Đó là cái lý cho vạn vật tồn tại và phát triển cân bằng bền vững và luôn có những quy luật: tương phản, tương thành, tương thừa, tương vũ, tương hòa… chế hóa trong quá trình vận động biến hóa liên tục phức tạp không bao giờ ngưng nghỉ của “Thiên-Địa-Nhân”.
Sau đây là bảng tổng hợp “tính” âm dương ngũ hành để các bạn tiện tra cứu:
This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 986x639.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét