DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE

Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản miễn phí cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí

Thứ Hai, 20 tháng 4, 2015

Tuần

Số của Thiên Can có 10
Số của Địa Chi là 12
Có lẽ công dụng đầu tiên của người xưa khi thực hiện việc phối ghép 10 Thiên can với 12 Địa chi là để đánh dấu phân biệt ngày tháng (thời gian) để từ đó lấy làm cơ sở làm LỊCH. Mụch đích cốt yếu của LỊCH là báo tin thời tiết để nông dân cày, gieo cho hợp thời , để tế tự cho đúng lúc. Ở đây tôi không có ý đào sâu vào khía cạnh LỊCH PHÁP mà ý tôi muốn nói là khi nghiên cứu (và lỡ đam mê mất rồi) môn Tử Vi thì khái niệm TUẦN & TRIỆT là đau đầu nhất, mặc dù có rất nhiều sách vở đã đề cập tới khái niệm này nhưng tôi vẫn không thỏa mãn vì nó có vẻ khiêng cưỡng, áp đặt và công thức quá, càng đọc chỉ càng mang lại cảm giác tức tối cứ như người khát nước mà lại đi uống nước biển. Thế rồi duyên tình cờ run rủi tôi có được cuốn LỊCH và LỊCH VIỆT NAM (tập san khoa học - số đặc biệt - số 9 tháng 2 năm 1982 ) của cụ LA SƠN YÊN HỒ HOÀNG XUÂN HÃN xuất bản tại Pháp mà khi bắt đầu đọc chỉ vì sự tò mò ( lúc đó chán môn Tử Vi rồi, thâm chí còn ghét nữa và một phần lớn các tài liệu về TV , các lá số TV có ghi chép đánh dấu ngày tháng các sự kiện xẩy ra cho đương số đó mà tôi cố công sưu tầm tôi đem đốt hết , tôi quay sang nghiên cứu Tử Bình . Tôi đọc cuốn sách này chỉ là muốn tìm hiểu về tiết khí vốn rất coi trọng trong môn Tử Bình) thế nhưng khi đọc xong lần thứ nhất trong đầu mới vỡ ra một vài điều, trong đó có liên quan đến khái niệm Tuần và Triệt. Thật đúng là cố tình trồng hoa, hoa chẳng thấy. Vô tình tiếp liễu, liễu xanh um.
Tuy nhiên tôi cũng xin nói trước với các bạn là những điều tôi sắp viết ra đây hoàn toàn không có gì là mới lạ, thậm chí còn là cũ rích, nhưng tôi không ngại điều này vì mục đích của tôi là cùng xem xét lại một cách rõ hơn nữa những gì mà chúng ta cho là đã biết , và nếu có điểm nào đó mà bạn không đồng ý thì bạn cứ việc bỏ ngoài tai . Tôi rất chân thành cảm ơn trước nếu có bạn nào chỉ cho tôi thấy được cái sai của mình và xin thẳng thắng phê bình điểm sai lầm của tôi. Vốn dĩ “Nhân sinh Tam Thánh, sự lịch tam cổ” sự học để thành còn phải trải qua thời phản biện mới thành , đó là còn có thầy dạy huống hồ tay ngang như tôi chẳng có thầy nào thèm dậy chỉ đọc sách rồi nói bừa thì chắc không thể nào tránh khỏi sai lầm.
I_ TRIỆT LỘ KHÔNG VONG
1/ Năm có thiên can là Giáp thì tháng Giêng (Dần) của năm đó sẽ bắt đầu bằng can Bính : Bính Dần; tuần tự các tháng kế tiếp sẽ là Đinh, Mậu, Kỷ… cho đến tháng 7, 8 (Thân, Dậu) sẽ là Nhâm Thân và Quý Dậu. Một chu trình Can Chi kết hợp với nhau đã xong, một chu trình kết hợp Can Chi mới sẽ hình thành là Giáp Tuất, Ất Hợi….cứ như thế tuần tự cho đến năm thứ 6, thiên can của năm đó là Kỷ thì tháng giêng (Dần) của năm này lại trở lại là can Bính , tháng 7, 8 lại là Nhâm Thân và Quý Dậu. Tóm lại chu trình kết hợp can chi lần thứ nhất (bắt đầu tính từ tháng Giêng - Dần) trong một năm sẽ kết thúc theo quy luật sau:
Năm có thiên can là Giáp - Kỷ: Nhâm Thân – Quý Dậu
Ất – Canh Nhâm Ngọ - Quý Mùi
Bính – Tân Nhâm Thìn – Quý Tỵ
Đinh – Nhâm Nhâm Dần – Quý Mão
Mậu – Quý Nhâm Tý – Quý Sửu

Chắc hẳn các bạn đã nhận ra đó là cách an TRIỆT trong khoa Tử Vi .
Sự kết hợp can chi có tính tuần hoàn, chu kỳ, vậy để làm sao phân biệt đâu là chu kỳ đầu, đâu là chu kỳ sau, làm sao để có thể nhóm một số ngày lại để làm một tuần, một tháng và năm. Rõ ràng là cần phải có một ký hiệu để đánh dấu phân biệt các chu kỳ kết hợp Can – Chi trong một chuỗi kết hợp tuần hoàn vô tận đó. Đó là ký hiệu mà trong khoa Tử Vi gọi là TRIỆT với một hàm nghĩa đầu tiên là sự kết thúc của một chu trình.
Trong các sách Tử Vi xuất bản tại Sài Gòn trước năm 1975, ở phần tính chất các sao, khi đề cập đến tính chất của Triệt có sách ghi rằng : theo chiều vận hạn khi gập Triệt nếu hạn đang xấu thì sẽ hết xấu, nếu hạn đang tốt thì sẽ hết tốt . Điều này chắc hẳn các bạn đã từng có dịp kiểm chứng .

2/ Trong một năm có 04 thời điểm đặc biệt đó là : Đông Chí (ngày ngắn nhất trong năm) – Xuân Phân ( ngày và đêm dài bằng nhau ) - Hạ Chí ( ngày dài nhất trong năm ) – Thu Phân ( ngày và đêm dài bằng nhau ), thế thì có gì liên quan đến TRIỆT ? có đấy , tôi muốn đề cập đến vị trí của TRIỆT ở nơi mà được gọi là Triệt lâm Hoả Địa ( tuồi Ất và Canh, Triệt an tại cung Ngọ - Mùi ) Tại vị trí này thì hai chu trình can chi kết hợp với nhau đều có số địa bằng nhau (=6) . Thật là một sự tương hợp kỳ diệu!!!! Và không biết có phải từ điểm này mà xuất phát ý “Triệt chỉ tác động mạnh ở 30 năm đầu”. Riêng tôi thì cho là ý này tuy không sai nhưng có phần phiến diện dễ gây ngộ nhận. Tuổi Canh – là Nam (D. Nam) cung mệnh an từ Dần đến Tỵ ; tuổi Ất – là Nữ (Â Nữ) cung mệnh an từ Thân đến Tý thì dù thế nào đi nữa cho dù bạn không có thực tài nhưng vẫn được mọi người biết đến . Ngược lại thì lận đận lắm cho dù bạn có tài đi nữa thì cũng khó mà nổi tiếng (theo nghĩa tích cực).

Trong khoa Tử Vi chưa có sao nào gây tranh cãi rất nhiều như 2 sao Triệt và Tuần. Có nhiều quan điểm khác nhau liên quan đến tính chất ngũ hành của 2 sao này. Nay xét riêng về Triệt thì về mặt công khai thì có 2 quan điểm . Quan điểm thứ nhất cho là Triệt có hành KIM vì : tại vị trí Thân Dậu có câu phú đoán là “Triệt đáo Kim cung” và gọi là KIM KHÔNG ; theo khoa chiết tự thì chữ Triệt có bộ Đao và trên hết là thực tế kiểm nghiệm tại 2 vị trí Thân-Dậu và Dần-Mão, Triệt có hành Kim thì sự dự đoán có tỷ lệ đúng cao. Thế nhưng tại các vị trí khác thì lại không đúng nữa, do đó đưa tới quan điểm thứ hai cho là Triệt không có hành cố định, an tại cung nào thì sẽ mang hành của cung đó.
Không biết là sự tình cờ trùng hợp hay là “dấu nghề”, tại 2 vị trí Thân-Dậu và Dần-Mão : Nhâm Thân và Quý Dậu là KIẾM PHONG KIM ; Nhâm Dần và Quý Mão là KIM BẠC KIM. Và tại các vị trí còn lại là Ngọ-Mùi ; Thìn-Tỵ ; Tý-Sửu , dựa vào Lịch Pháp tôi có thể chứng minh là hành của Triệt sẽ là MỘC (Ngọ-Mùi là Dương liễu Mộc) – (Tý-Sửu là Tang đố Mộc) ; THỦY (Thìn-Tỵ là Trường lưu Thủy)
Tới đây chắc các bạn cũng đã tạm thoả mãn tuy, nhiên để có thể hiểu sâu hơn nữa các tính chất, ý nghĩa của Triệt bạn cần phải nghiên cứu thêm về DỊCH (theo tôi tại 2 quẻ Kí Tế và Vị Tế cũng có rất nhiều ý hay) và LỊCH PHÁP. Có một thứ gia vị có thể biến mọi món ăn cho dù là tầm thường nhất trở nên ngon miệng đó là những giọt mồ hôi. Câu trả lời mà ta cảm thấy thoả đáng nhất chính là câu trả lời xuất phát từ chính ta.

II_TUẦN TRUNG KHÔNG VONG
Số Thiên Can có 10, số Địa Chi có 12, đem phối ghép Can Chi lại với nhau để dụng sự thì còn thừa 2 Chi (hoặc hiểu là có 2 chi không có Thiên Can) nơi đó ghi là TUẦN. Nếu xét theo bối cảnh là một chuỗI kết hợp tuần hoàn của Can và Chi thì Tuần có ý nghĩa là một khoảng thời gian 10 ngày từ Giáp tới Quý như là một tháng có 3 tuần : thượng, trung và hạ tuần. Nếu chỉ xét theo bối cảnh chỉ một chu kỳ kết hợp Can và Chi thì Tuần có ý nghĩa là : nơi mà thời gian chưa tới, còn mờ mịt, vật chưa sinh…
Thế nhưng từ Giáp đến Mậu (lấy ví dụ tuần Giáp Tý để minh họa, thì 2 cung Tuất-Hợi là Tuần Không) dùng phép tính Ngũ Dần lần lượt ta thấy mỗi năm tại 2 cung Tuất và Hợi đều có 2 Thiên Can đi qua và đến năm Mậu thì trọn ven đầy đủ 10 Thiên Can. Điều này cũng lập lại tương tự ở năm Quý. Do đó tuy là nơi Tuất - Hợi bị phong toả nhưng năm Mậu tại cung Tuất và năm Quý tại cung Hợi đâu thể coi là nơi mà thời gian chưa tới, vật vật chưa sinh. Bạn có thể làm một cuộc kiểm chứng vì năm nay là năm Quý Mùi thuộc tuần Giáp Tuất, Tuần Không (lưu)10 năm nay an tại Thân-Dậu (Tuần Không cố định thì tùy vào mỗi lá số) tại cung Dậu các bạn cứ xem trong năm nay xem tính chất xấu hay tốt thể hiện, tác động như thế nào đối với vận hạn của bạn trong năn nay. Lưu ý thêm một điều nữa là trục Mão-Dậu là trục Hàm Trì Sát, và càng đặc biệt cho các lá số có Thiên Không+Đào Hoa cư Dậu (tuổi Thân là Nam nhân) !!!!!! 
Cho dù có phạm tôi ác tầy trời, bị đọa xuống tầng địa ngục thứ mười tám thế nhưng đến tháng bẩy cửa ngục vẫn mở kia mà.
Hay là dòng thời gian có bị đứt đoạn 

Trân trọng 

HOẢ TINH

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét