DIỆN CHẨN SỐNG KHỎE

Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản miễn phí cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí

Thứ Hai, 20 tháng 4, 2015

Mai Hoa Dịch Số

Tiểu sử Thiệu Khang Tiết: 
Thiệu Khang Tiết (còn gọi Thiếu Tử), tên thật là Thiệu Ung, tự là Nghiên Phu, hiệu là Khang Tiết, người Hà Nam sinh vào thời Bắc Tống Chân Tông Đại Trung Tương Phù tứ niên (Năm 1011 công nguyên) mất năm thứ mười đời Thần Tông Hy Ninh (1077 công nguyên). Khang Tiết sống vào những năm đầu đời Tống Nhân Tông, Tống Anh Tông và Tống Thần Tông, chính là thời kỳ mà nền sản xuất phát triển tương đối ổn định trong giai đoạn vương triều Bắc Tống thống nhất gần 100 năm. Do vậy, Thiệu được yên tâm đọc sách và dốc lòng vào trước thuật. 

Ba mươi năm trước, khi cư trú ở Công thành, Thiệu đã “kiên tâm chịu gian khổ, đông không quạt lò, hè không nghỉ mát, đêm không ngủ yên”, ròng rã mấy mươi năm , khắc khổ học tập, ngay đêm ngồi thẳng lưng để suy ngẫm, viết nên bộ “Chu Dịch” dán hết lên vách nhà, ngày đọc mấy chục thiên. 

Việc nghiên cứu “Chu Dịch” của tiên sinh đã mất không biết bao nhiêu công sức năm tháng. Thân thế, cuộc đời, sự nghịêp và trước tác của tiên sinh được ghi lại trong Tống sử. Đại học truyện như sau: 

Thiệu Ung, tự Nghiêu Phu trước là người đất Phạm, theo cha bị đày đến đất Hành Chương, sau rồi đến Cộng thành năm 30 tuổi. Về sau rời đến đất Hà Nam, chôn cất người thân ở Y thủy, vì thế mà trở thành người Hà Nam. Thuở còn niên thiếu, Ung tự cho là người có tài năng, lòng khẳng khái muốn lập công danh, ham học đến mức không cuốn sách nào không đọc. Lúc đi học, Ung kiên trì chịu khó, đông không đốt lò, hè không dùng quạt, đêm không bén chiế suốt mấy chục năm. Thường than rằng: “Con người mà chỉ làm bạn với cổ nhân, ru rú một mình chưa ở khắp bốn phương”. Vì thế ông đi chu du trên sông Hà, sông Phần, Thiệp, Hoài, Hán, rong ruổi khắp các vùng Tề, Lỗ, Tống, Trịnh. Mãi sau giọng buồn trở về than rằng: “Đạo chính ở đây” rồi không đi đâu nữa. Quan nhiếp chính ở Cộng thành là Lý Chi Tài nghe tiếng Ung hiếu học bèn làm nhà cho ở, nói rằng: “Người có nghe chuyện học số vật lý tính mệnh không? Ung thưa: Xin hân hạnh được chỉ giáo. 

Ung thờ Lý Chi Tài làm thầy (Lý Chi Tài là học trò của Mục Tu, thầy của Mục Tu là Trần Đoàn) nhận được đồ 64 quẻ bát quái “Hà Đồ” và “Lạc Thư” của Phục Hy. Điều truyền lại của Lý Chi Tài, xa có đoạn tự mà Ung đã tìm hiểu được: “Nhận thức sự vật thống nhất với nhau sâu sắc thấm thía, đến nơi đến chốn, mênh mông rộng lớn…” phần lớn đều biết được cả. Về sau ngài học được ở Ích lão Đức Ích Thiệu “ Làm khởi phát sự cao minh của trí tuệ để quan sát sự vận hóa , của Trời, Đất, sự tiêu trưởng của âm dương, xa thì biết được sự biến hóa của cuộc thế từ xưa đến nay, nhỏ thì biết được tính tình của cỏ cây muông thú, tạo dựng nên kiến thức sâu sắc, mọi người không ai nhầm lẫn nhưng không phải giống tượng loại để tìm ra điển hình. Từ đó suy ra được lời chỉ giáo thâm ý về Tiên Thiên của Phục Hy (Ngoại tâm cao minh dĩ quan phu thiên địa chi vận hóa âm dương chi tiêu trưởng. Viễn nhi cổ kim thế biến, vi nhi tẩu phi thảo mộc chi tính tình, thâm tạo khúc sướng, thứ nhi sở vị bất hoặc nhi phi y tượng loại, tắc lũ trúng giả. Toại diễn Phục Hy tiên thiên chi chỉ). 

Ung làm sách hơn mười vạn chữ để đưa ra đời, vậy mà người đời hiểu thấu hết đạo này sao còn ít ỏi quá vậy. 

Khi mới đặt chân đến đất Lạc, lau sậy trùm ngập lối đi, mưa gió triền miên. Ung phải còng lưng gánh củi để nuôi cha mẹ. Cuộc sống tuy khổ ải muôn phần, nhưng Ung vẫn tự nhiên như không, lòng lại vui vẻ, người khác không thể biết được. Gặp khi cha mẹ qua đời, ngài bùi ngùi hết lễ làm con. Phú Bật, Tư Mã Quang, Lã Công Trứ… các bậc hiền triết dời đến Lạc Trung, tất cả đều quý trọng Ung, mời Ung cùng làm nhà để ở. Ung theo từng vụ trồng tỉa nên cơm áo cũng đủ dùng. Ung đặt tên cho ngôi nhà của mình là “An lạc oa”, do đó mà tư xưng hiệu của mình là An Lạc tiên sinh. 

Ban ngày thắp hương. Ban đêm ngồi trầm tư mặc tưởng, vào đúng bữa ăn thì uống rượu ba bốn tuần, gần say thì dừng lại, thường không bao giờ để cho mình quá chén, lúc hứng lên thì ngâm nga tự vịnh. Vào mùa xuân và mùa thu, ngài đi chơi trong thành, thường không xuất du khi mưa gió, khi đi thì ngồi lên chiếc xe nhỏ có một người kéo, lòng tùy theo sở thích của mình. Các gia đình đại sĩ phu biết tiếng đều nói với nhau: “Người thầy của gia đình ta đã tới”, không xưng tên họ, hoặc chỉ để thư lại rồi đêm ra đid. Một số người hiếu sự cũng cố làm nhà như nhà của Ung để chờ ngài đến gọi là “Hành ca”. 

Tư Mã Quang thờ Ung là anh, cả hai vị đức hạnh khoan hòa thuần hậu được người làng kính trọng nể vì. Các bậc cha mà thường răn bảo con em “Chớ nên làm điều gì ác, ngài Tư Mã Quang biết đấy . Thiệu tiên sinh biết đấy”. Những vị đạo sĩ đất Lạc Dương đến Công phủ thì ắt đến nhà Ung. Đạo đức chí khí của Thiệu Ung cao vời vợi, nhìn thấy đã biết ngay là hiền. Không ở cái vẻ bề ngoài đề phòng cổng ngõ, ở chung với nhau vui vẻ suốt ngày, không làm gì khác có lòng tà tâm độc ác. Nói chuyện với mọi người cởi mở điều thiện điều vui, mà bỏ hết điều xấu điều ác. Có ai đến học, ngài liền bảo ban ngay, chưa hề dùng lời nặng đối với một người nào. 

Ngài không phân biệt giàu nghèo già trẻ, đều tiếp đón đối đãi chân thành. Cho nên người tốt yêu cái đức của ngài, kẻ chưa tốt thì được ngài cảm hóa. Vào thời đó, nhân tài đất Lạc nhiều không kể xiết, phong thái của ngài hiền hòa nhân ái trung hậu, thiên hạ đều biết. 

Chiêm bốc nổi tiếng nhất của tiên sinh có thể nói khi ông ở Lạc Dương – Thiên Tân, nghe tiếng kêu của chim đỗ quyên mà dự đoán được Hoàng đế sắp khởi dụng phương Nam, trên chính tri sẽ có biến loạn, tức là cuộc biến Vương An Thạch. 

Các trước tác của Thiệu Khang Tiết gồm: Mai Hoa Dịch Số, Hoàng Cực Kinh Thế, Quan Vật Nội Thiên, Ngư Tiều vấn đối, Tập thơ Quân Xuyên, Nhượng Sơn tập, Tử Bá Ôn biệt truyện … 

Mai Hoa Dịch Số từ trước vẫn được cho là trước tác của Thiệu Khang Tiết, tuy nhiên, thực tế “Mai Hoa Dịch Số” có phải là nguyên tác của Thiệu Khang Tiết hay không cũng đang là một vấn đề gây nhiều tranh cãi và cần phải nghiên cứu thêm. Có điều, đóng góp to lớn và mối liên hệ mật thiết của Thịêu Khang Tiết trong việc phát triển và phổ biến Mai Hoa dịch là không thể phủ nhận. 

Nguồn gốc tên Mai Hoa số: 

Khi chưa đạt, Thiệu Khang Tiết đã dán Dịch lên vách, tâm trí hướng vào đó, mắt nhìn vào đó. Khi đã đạt được cái lý của Dịch rồi, tiên sinh lại muốn tạo các số của Dịch mà vẫn chưa tìm ra được đường lối. Một hôm đang ngủ trưa thì có con chuột chạy qua chiếc gối của tiên sinh, gặm rồi kêu lên mấy tiếng. Con chuột chạy khỏi thì chiếc gối vỡ ra. Trong gối có chữ, lấy xem thì thấy: “Chiếc gối này bán cho Thiệu Khang Tiết, ngày … tháng … năm … chuột cắn vỡ ra.” Tiên sinh thấy lạ vô cùng bèn tìm đến nhà người bán gối để hỏi. Người bán gối nói: Trước có một người tay cầm “Chu Dịch” ngồi nghỉ, lấy chiếc gối lên xem. Chữ này chắc của ông ta đó thôi. Cách đây cũng không lâu lắm đâu. Tôi có biết nhà ông ta. Tiên sinh theo người làm gối đi tìm tới nhà thì biết ông ta đã mất. Nhưng có để lại một cuốn sách và dặn người nhà rằng “ Ngày … tháng … năm … giờ … có một vị tú sĩ đến nhà, thì sẽ trao cuốn sách này cho ông ta. Thế là có thể kết thúc công việc của đời ta được rồi.” Người nhà lấy cuốn sách trao cho tiên sinh. Thiệu Khang Tiết vô cùng vui mừng, đem ngôn từ và bí quyết của “Dịch” suy ra diễn số. Tiên sinh nói với người con của ông già đã qua đời rằng “Khi còn sống, cha anh đã chôn vàng ở phía Tây Bắc giường ngủ, anh cứ đào lên lấy tiền buôn bán và lo việc ma chay”. Người con nghe lời quả đào được vàng. Tiên sinh cầm sách đem về. Sau xem hoa mai thấy chim sẻ tranh giành nhau đoán biết tối hôm sau có người con gái đến bẻ hoa bị ngã rồi bị té gãy tay. Tiên sinh bốc bói đều trúng cả. Hậu thế truyền nhau mà đặt tên là “Quan Mai số” hay Mai Hoa dịch số. 

Toán Quan Mai 
(Dùng năm, tháng, ngày, giờ mà toán)
Năm Thìn, tháng Chạp, ngày 17, giờ Thân. Khang Tiết tiên sinh, thình lình, dạo xem cảnh bông mai, chợt thấy hai con chim sẻ, giành nhau một cành mai mà đậu, bỗng nhiên sa (rơi) xuống đất. Tiên sinh bảo: không động không chiêm, không có cớ thì không toán, nay thấy hai con chim sẻ gianh nhau cành mà đậu, lại bị rớt xuống đất. Tiên sinh lấy làm quái dị, nhân đó tiên sinh lấy năm, tháng, ngày, giờ nói trên để toán quẻ.

Năm Thìn thuộc hàng thứ 5 trong 12 chi: . . . . 5
Tháng Chạp là tháng thứ 12: . . . . . . . . . . . 12
Ngày 17: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 17
Cộng: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 34
Lấy số: 34 - 32 (4 lần 8 là 32) = 2
2 tức là Đoài dặt làm thượng quái;
Thêm giờ Thân (giờ thứ 9 trong 12 chi): . . . . 9
Cộng: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 43
Lấy số 43 - 40 (5 lần 8 là 40) = 3
3 tức là Ly đặt làm hạ quái.
Lấy tổng số 43 - 42 (7 lần 6 là 42) = 1 tức là hào sơ động.

Bố quái như sau: (Chánh Quái Hổ quái Biến Quái cùng nằm hàng ngang, nhưng tôi không xếp cùng hàng ngang được)

Chánh Quái
Tên là Trạch Hoả Cách
(gọi tắt là Cách Quái)

Thượng Quái 2 là Đoài Kim:
- -
--- Thể
--- Thiếu nữ

Hạ quái 3 là Ly Hoả:
---
- -
---*Dụng

Hổ Quái


Càn Kim:
---
---
---

Tốn Mộc:
---
---
- -

Biến Quái
Tên là Trạch Sơn Hàm
(gọi tắt là Hàm Quái)

ĐoàiKim:
- -
---
---

Cấn Thổ:
---
- -
- -

(Trong sách in ba quẻ trên nằm hàng ngang)

Tiên sinh đoán: Xét rõ quẻ này chiều mai sẽ có một thiếu nữ tới bẻ trộm bông, người giữ vườn đuổi thiếu nữ đi, thiếu nữ thất kinh bỏ chạy bị té và bị thương ở bắp vế.

Giải nghĩa: Theo quẻ trên là Đoài là Thiếu nữ là Thể quái thuộc kim. Ly là Dung quái thuộc hoả khắc Thể (Dụng khắc Thể). Hổ quái lại thấy Tốn thuộc mộc. Ly hoả khắc thể kim, kim khí thịnh, Đoài là thiếu nữ, cho nên biết thiếu nữ bị thương. Xét Hổ quái thì thất Tốn mộc lại gặp Càn kim cũng khắc, Đoài cùng Càn kim đều khắc. Vậy thời Tốn mộc bị thương, mà Tốn thuộc bắp vế, cho nên thiêu nữ bị thương ở bắp vế. May thay! Xét đến Biến quái là Cấn thuộc thổ sinh Đoài kim là Thể cho nên biết thiếu nữ bị thương, không đến nổi nguy đến tính mạng.


TOÁN MẪU ĐƠN


Năm Tỵ, tháng 3, ngày 16, giờ Mẹo, Tiên sinh cùng bạn qua nhà Quan Tư Mã viếng vườn Mẫu Đơn, đương thời hoa nở rất thịnh.
- Khách hỏi: "Hoa nở nhiều như vậy có biết được bao nhiêu bông không?"
- Tiên sinh thưa rằng: "Chẳng biết được số hoa nở".
Rồi nhân sự hỏi Tiên sinh liền lấy năm, tháng, ngày, giờ nói trên để toán quẻ:
Năm Tỵ là chi thứ 6 trong hàng chi, tháng 3, ngày 16 tổng cộng được: 6 + 3 + 16 = 25 trừ 24 (3lần 8 là 24) còn lại 1 tức quẻ Càn đặt làm thượng quái.
Kế lấy tổng số 25 gia thêm giờ Mẹo là giờ thứ 4 trong 12 chi nên được: 25 + 4 = 29 trừ 24 (3 lần 8 là 24) còn lại 5 tức quẻ Tốn đặt làm hạ quái. Nên được quẻ Thiên Phong Cấu.
Đoạn Tiên sinh lại lấy tổng số 29 - 24 (4 lần 6 là 24) = 5 tức là động hào 5 biến ra Đỉnh Quái.
Vì Hổ quái thấy có trùng Càn (2 quẻ Càn) Tiên sinh quay lại bảo với khách:
"Quái thay! Vườn hoa này đến ngày mai giờ Ngọ sẽ bị ngựa giày xéo nát hết cả".
Khách lấy làm ngạc nhiên nhưng không tin.
Đúng ngày, giờ nói trên quả nhiên có 2 quý khách cỡi ngựa đến xem vượn Mẫu đơn. Bỗng nhiên 2 con ngựa cắn nhau quần nhau, giẫm nát cả vườn hoa.

Cách Bố Quẻ
Năm Tỵ năm thư 6 trong hàng chi: . . . . . 6
tháng 3: . . . . . . . . . . . . . . . .3
ngày 16: . . . . . . . . . . . . . . . .16
Tổng số: . . . . . . . . . . . . . . . .25
Lấy tổng số 25 - (3 x 8) = 1 tức Càn làm thượng quái
Lấy tổng số: . . . . . . . . . . . . 25
Cộng thêm giờ Mẹo: . . . . . . . . . . 4
. . . . . . . . . . . . . . . 29
Lấy tổng số 29 - (3 x 8) = 5 tức là Tốn làm hạ quái
Lấy tổng số 29 - (4 x 6) = 5 tức là động hào 5

Cách Bố Quái (Chánh Quái Hổ quái Biến Quái cùng nằm hàng ngang, nhưng tôi không xếp cùng hàng ngang được)
Chánh quái
Tên: Thiên Phong Cấu
(gọi tắt là Cấu quái)
Thượng quái: Càn Kim
---
---* Dụng
---
Hạ quái: Tốn Mộc
---
--- Thể
- -

Hổ quái
Tên:Trùng Càn
Thượng quái: Càn kim
---
---
---
Hạ quái: Càn kim
---
---
---

Biến quái
Tên: Hoả Phong Đỉnh
(gọi tắt là Đỉnh quái)
Thượng quái: Ly Hoả
---
- -
---
Hạ quái: Tốn Mộc
---
---
- -

Nên nhớ ba quẻ xếp hàng ngang như trong sách

Tiên sinh đoán rằng: Tốn là Thể quái thuộc Mộc, Càn là Dụng quái thuộc kim là khắc (Dụng khắc Thể).

Hổ quái lại thấy 2 quẻ Càn đều thuộc kim hết, cho nên khắc Thể quái.

Trong quẻ lại không có sinh khí, nên vườn hoa phải tận diệt hết, vì Càn là ngựa, giờ Ngọ là Ly, tức là quẻ Ly biến ở Dụng ra (như đã nói trước Biến quái chỉ dùng có độc quái của Dụng quái biến ra mà thôi, là kết cục của sự việc, tức là Dụng vậy). Đoạn trong móc đơn có lẽ của dịch giả Nguyễn Văn Thuỳ chú thích, chớ không phải lời bàn của Thiệu Khang Tiết, sách có sao tôi chỉ gõ lại như vậy. 
(Theo sự nhận xét của Dịch giả trong tất cả các quái làm thí dụ trong quyển Mai Hoa này, những quẻ nằm trên, hay nằm dưới Biến quái, như quẻ Tốn nằm dưới quẻ Ly, trong bài này ít khi đề cập tới). 


VẬT TOÁN
(ĐOÁN vẬT)
(Ban đêm, người cùng xóm tới mượn đồ)

Đêm mùa Đông, lúc giờ Dậu, Tiên sinh còn đương sưởi lồng ấp (1) bỗng nghe tiếng gõ cửa.
Thoạt đầu nghe gõ 1 tiếng, lát sau lại nghe gõ tiếp 5 tiếng nữa và nói xin vào mượn đồ.
Tiên sinh nghe tiếng nói, bèn bảo con toán quẻ xem người kia muốn mượn vật gì?
Người con liền lấy 1 tiếng gõ đầu tiên làm Thượng quái là Càn và 5 tiếng gõ liên tiếp lần sau làm Hạ quái là Tốn, rồi cộng cả 2 quẻ lại được 6, gia thêm giờ Dậu là số 10 (giờ Dậu là giờ thứ 10 trong hàng chi), tất cả được 16 trừ cho (2 lần 6 là 12) còn lại 4, tức là hào 4 động, được tên quái là Thiên Phong Cấu.
Hào 4 động biến ra quẻ Tốn, hổ quái lại thấy trùng Càn.
Trong toàn quái có 3 quẻ: 3 quẻ Càn thuộc Kim và 2 quẻ Tốn thuộc Mộc; cho là mượn đồ có cả Kim lẫn Mộc, vì xét thấy Càn là Kim (thuộc về loại ngắn), mà Tốn là Mộc (thuộc về loại dài), nên ông con (người con) đoán là mượn cày, vì cho rằng Kim đoản, Mộc trường (loại Kim ngắn, loại Mộc dài tức là cái cày).
Tiên sinh bèn đổi lại: Chẳng mượn cày, tất nhiên mượn búa. Khi hỏi lại người mượn, quả nhiên anh ta mượn búa.
Người con hỏi lại Tiên sinh: Vì cớ gì cha bảo chắc là mượn búa? Tiên sinh bèn giảng cho con nghe rằng: "Phàm đoán quẻ, tất phải xét đến lý, theo quẻ đoán cái búa cũng phải, đoán cái cày cũng phải. Còn lấy cái lý mà suy đoán cái búa thì đúng hơn. Vì đêm hôm là giờ nghĩ, ai lại mượn cái cày làm gì? Tất phải mượn búa để chẻ củi thì có lý hơn. Cho nên suy số, tất phải xét đến lý, đó là thiết yếu nhất trong khoa chiêm bốc vậy. Cứ theo số mà suy lại không xét đến lý tất không có hiệu nghiệm nên chi học Số, phải ghi nhớ lấy đó làm đầu".

Cách Bố Quẻ (Chánh Quái Hổ quái Biến Quái cùng nằm hàng ngang, nhưng tôi không xếp cùng hàng ngang được) 
Chánh quái
Tên: Thiên Phong Cấu
(gọi tắt là Cấu quái)
Thượng quái: 1 tiếng Càn Kim
---
---
--- * Dụng

Hạ quái: 5 tiếng Tốn Mộc
---
---
- - Thể

Hổ quái
Tên: Trùng Càn
Thượng quái: Càn Kim
---
---
---

Hạ quái: Càn Kim
---
---
---

Biến quái
Tên: Trùng Tốn
(gọi tắt là Tốn quái)
Thượng quái: Tốn Mộc
---
---
- -

Hạ quái: Tốn Mộc
---
---
- -
(Trong sách in ba quẻ trên nằm hàng ngang)
Thượng quái cộng Hạ quái (1 + 5 = 6) cộng thêm giờ Dậu là 10 (giờ thứ 10 trong hàng chi) được số 16.
Rồi lấy số 16 trừ (2 x 6 = 12) còn 4 tức hào 4 động.

Xin nhắc lại: Ớ biến quai Tốn nằm trên, do Dụng quái có hào động biến ra; còn Tốn ở dưới không nói tới, nên trong bài luận trên đây, chỉ bảo có 3 Càn và 2 Tốn, tức là Tốn trên. (Lời Dịch giả) 
TOÁN ÂM THANH
Dùng âm thanh mà toán




"Kim nhật động tịnh như hà?"
nghĩa là:


Hôm nay động tịnh ra sao?

Một ngày nọ, có khách đến viếng Tiên sinh, ông khách hỏi Tiên sinh: "Kim nhật động tịnh như hà?"
Tiên sinh bèn đem sáu tiếng đó mà toán, 6 tiếng ấy bình phân chia làm hai:
- Kim nhật động, lấy 3 tiếng trên làm Thượng quái;
- Tịnh như hà tức là ba tiếng dưới làm Hạ quái.

Ba tiếng trước: Kim nhật động: Kim tức bình thanh là 1, nhật tức là nhập thanh là 4, động tức là khứ thanh là 3, cộng cả lại được 8, đặt làm Thượng quái là quẻ Khôn.

Ba tiếng sau: tịnh như hà: Tịnh tức là khứ thanh là 3, như tức là bình thanh là 4, hà tức là bình thanh là 1, cộng cả lại được 5, đặt làm Hạ quái là quẻ Tốn. Kế lấy 8 + 5 = 13 trừ (2 lần 6 là 12) còn lại 1, tức là Quái Địa Phong Thăng, động hào 1, biến ra quẻ Địa Thiên Thái.

Hổ quái thấy Chấn, Đoài, bèn quay lại bảo với khách rằng: "Hôm nay có người đến mời, khách chẳng có nhiều, rượu uống không được say, vị thì chỉ có gà, xôi mà thôi". Quả nhiên tới chiều có người tới mời.

Giải toán: Quẻ thăng có nghĩa là thăng giai lên cấp, chức. Hổ quái thấy Chấn Đoài có nghĩa là Đông Tây (chia chỗ ngồi Đông và Tây). Trong toàn quái có Đoài là miệng, Khôn là bụng, miệng và bụng, tức là biết có người tới mời ăn. Khách chẳng có nhiều, vì Khôn thuộc Thổ độc lập, không đồng loại với Khí quái. Rượu uống không được say vì trong quẻ không có Khảm (Thuỷ). Vị ăn chỉ có gà, xôi mà thôi, vì Khôn là Thử, Tắc (1) là nếp tức xôi, vả lại trong quái không có khí tương sinh, vì cớ ấy nên biết rượu chẳng nhiều, đồ ăn chẳng được phong phú cho lắm.

Cách Bố Quẻ (Chánh Quái Hổ quái Biến Quái cùng nằm hàng ngang, nhưng tôi không xếp cùng hàng ngang được)
Chánh quái
Tên là: Địa Phong Thăng
(gọi tắt là Thăng quái)
Thượng quái: 8 Khôn Thổ
- -
- - Thể
- -
Hạ quái: 5 Tốn Mộc
---
---
- - * Dụng

Hổ quái

Chấn Đông Mộc
- -
- -
---
Đoài Tây Kim
- -
---
---

Biến quái
Tên là Địa Thiên Thái
(gọi tắt là Thái quái)
- -
- -
- -
Càn Kim
---
---
---

Thượng quái cộng hạ quái: 8 + 5 = 13 trừ (2 x 6 = 12) = 1.
1 là hào 1 động.


(1)Chữ tàu (Hán): Thử là lúa nếp,; Tắc là loài kê.

TOÁN BỨC HOÀNH PHI Ở CHÙA TÂY LÂM
(Đếm nét chữ viết mà toán)


Tiên sinh thoảng thấy bức hoành phi ở chùa Tây Lâm, có đề hai chữ Tây Lâm 西 林 vì chữ Lâm không có 2 nét đá, nhân đó Tiên sinh bèn toán quẻ.

Tiên sinh lấy chữ Tây 西, có 7 nét là quẻ Cấn, làm Thượng quái, và chữ Lâm 林, có 8 nét là Khôn, làm Hạ quái, cả hai số nét cộng lại được 15 nét, trừ (2 lần 6 là 12) còn lại 3, được quẻ Sơn Địa Bác, động hào 3 biến thành quẻ Cấn, Hổ thấy Trùng Khôn.

CÁCH BỐ QUẺ (Chánh Quái Hổ quái Biến Quái cùng nằm hàng ngang, nhưng tôi không xếp cùng hàng ngang được)
Chánh quái
Tên là Sơn Địa Bác
(gọi tắt là Bác quái)
Chữ Tây 7 nét thuộc Cấn
Cấn Thổ
---
- -
- -
Chữ Lâm 8 nét thuộc Khôn
Khôn Thổ
- - * Dụng
- -
- -

Hổ quái
Tên là Trùng Khôn
Khôn Thổ
- -
- -
- -
Khôn Thổ
- -
- -
- -

Biến quái



Biến Cấn Thổ
---
- -
- -
7 nét + 8 nét = 15; 15 - (2 x 6 = 12) = 3 tức là hào 3 động.

Tiên sinh đoán rằng: Chùa tất phải toàn thể trụ trì là đàn ông; mà nay quẻ lại cho biết toàn âm, tức có đàn bà (Trùng Khôn thuộc âm), ắt là có triệu chia rẽ, lấn áp của đàn bà. Tiên sinh dò hỏi ra, quả nhiên có hoạ đó. Tiên sinh bèn bảo với Sư ông trụ trì trong chùa: "Sao chữ Lâm không thêm 2 nét đá, (đúng chữ Lâm thì cuối đường kéo thẳng xuống rồi đá qua bên trái - máy không thể viết chữ có nét đá này) nếu thêm hai nét đá nữa, thì ắt trong chùa không có đàn bà, tất nhiên trong chùa không xãy ra sự lộn xộn nào hết". Sư ông tin lời, bèn cho thêm vào chữ Lâm 2 nét đá nữa, quả nhiên trong chùa được vô sự.

Đoán rằng: Chùa ở phải toàn dương, mà quẻ lại cho biết biết toàn âm cho nên quẻ không tốt, vì có nghĩa là quần âm bác dương (đàn bà lấn áp, chia rẽ đàn ông). Nếu thêm vào chữ Lâm hai nét đá nữa, thành ra 10 nét:


10 - (1 x 8) = 2
2 tức là Đoài, hợp với qua ẻ Cấn ở Thượng quái, thì được Sơn Trạch Tổn đệ ngũ hào động, (7 + 8 - 12 (2 lần 6 là 12) = 5) Biến quái thì được Phong Trạch Trung Phu, Hổ thì thấy Khôn, Chấn. Tổn giả ích chi (Tổn là có lợi). Dụng quái, và quẻ Hổ của Dụng đều sinh Thể cả (Cấn và Khôn thuộc Thổ sinh Thể Kim), là quẻ tốt, ắt được yên ổn.

CÁCH BỐ QUẺ (Chánh Quái Hổ quái Biến Quái cùng nằm hàng ngang, nhưng tôi không xếp cùng hàng ngang được)
Chánh quái
Tên là Sơn Trạch Tổn
(gọi tắt là Tổn quái)
Chữ Tây có 7 nét thuộc Cấn
Cấn Thổ
---
- - * Dụng
- -
Chữ Lâm 10 nét thuộc Đoài
Đoài Kim
- -
---
---

Hổ quái


Khôn Thổ
- -
- -
- -
Chấn Mộc
- -
- -
---

Biến quái
Tên gọi là Phong Trạch Trung Phu
(gọi tắt là Trung Phu)
Tốn Mộc
---
---
- -
Đoài Kim (không dùng)
- -
---
---
7 + 10 = 17; 17 - (2 x 6 = 12) = 5; 5 là hào 5 động.



Lưu ý: Từ toán Quan Mai cho tới toán Tây Lâm Tự đều thuộc về số Tiên Thiên, nghĩa là trước tiên dùng số, lấy số đó mà lập ra quái, cho nên gọi là Tiên Thiên Số


ÔNG GIÀ CÓ SẮC MẶT LO ÂU



Ngày Kỷ Dậu, lúc giờ Mẹo, Tiên sinh đang đi, ngẩu nhiên gặp một ông già từ Tốn phương (Đông Nam) đi tới có vẽ mặt buồn bã. Tiên sinh liền hỏi ông già: "Cớ sao mà cụ buồn?" Ông già trả lời: "Tôi không buồn gì hết". Tiên sinh lấy làm lạ, liền bố quẻ xem.
Tiên sinh lấy Càn là ông già, đặt làm Thượng quái, Tốn phương làm Hạ quái thì được quẻ Thiên Phong Cấu. Lấy Càn là 1, Tốn là 5, gia thêm giờ Mẹo số 4 tổng cộng: 10 - 6 = 4 tức là hào 4 động, gọi là Thiên Phong Cấu chi cửu tứ.
Dịch (Hào từ) bảo rằng: "Bao vô ngư, hung"; cái bao không có cá, xấu ấy là Dịch từ chẳng tốt. Lấy quẻ mà bàn Tốn thuộc Mộc là Thể, Càn thuộc Kim là khắc, Hổ quái lại thấy Trùng Càn lại cũng khắc Thể, đều vô sinh khí. Vả lại đương thời là đương đi giữa đường, ắt sự việc sẽ tới rất mau, bèn lấy số thành của quẻ là 10, chia làm 2 phần, làm định kỳ. Rồi Tiên sinh bảo với ông già rằng: "Chỉ trong 5 ngày nữa, Cụ nên cẩn thận, ắt có hoạ lớn". Quả nhiên, trong 5 ngày sau đó, ông già đi dự tiệc, nhân đó, lúc ăn, bị hóc xương cá mà bỏ mạng.

Cách Bố Quẻ (Chánh Quái Hổ quái Biến Quái cùng nằm hàng ngang, nhưng tôi không xếp cùng hàng ngang được) 
Chánh quái
Tên là Thiên Phong Cấu
(gọi tắt là Cấu quái)
Ông già là Càn số 1:
Càn Kim
---
---
--- * Dụng
Tốn phương số 5:
Tốn Mộc
---
---
- - Thể

Hổ quái
Trùng Càn

Càn
---
---
---
Càn
---
---
---

Biến quái

Tốn Mộc
---
---
- -
Tốn Mộc
---
---
- -
Giờ Mẹo là 4 (giờ thứ 4 trong hàng chi)
1 + 5 + 4 = 10; 10 - (1x 6) = 4 tức là hào 4 động
Định kỳ 10 : 2 = 5 ngày

Lời bàn: Phàm xem kỳ khắc ứng, tự xem cách động tịnh của mình để quyết đoansự mau chậm của sự việc. Vì lẽ ấy cho nên đương đi là sự việc ứng tất phải mau, vậy cho nên lấy số toàn quái, chia 2 để định lấy ứng kỳ. Nếu ngồi thì ứng chậm, nên gấp đôi thành số của quẻ mà định ứng kỳ là được rồi. Song le, không phải luôn luôn như vậy đâu. Ta cần phải biết cách biến thông sự việc cho tinh tường, ví như quẻ Toán Quan Mai và Toán Mẫu Đơn, nên biết rằng các thứ hoa là những vật sáng nở chiều tàn, thì làm sao có thể đoán theo thành số quẻ khá lâu như vậy được, đó là dùng Dịch lý. 


CHÀNG THIẾU NIÊN CÓ SẮC MẶT VUI


Ngày Nhâm Thân, đương lúc giờ Ngọ, có chàng thiếu niên từ Ly phương đi tới, với sắc mặt vui vẻ.
Tiên sinh liền hỏi chàng thiếu niên: "Con có việc gì vui vậy?"
Chàng thiếu niên bèn trả lời: "Thưa! Tiên sinh con chẳng có sự gì vui cả!"
Tiên sinh liền bố quái xem:
Lấy Cấn là chàng thiếu niên làm Thượng quái, và Ly làm Hạ quái, thì được quẻ Sơn Hoả Bí.
Cấn là số 7, Ly là số 3, giờ Ngọ là số 7. Cộng tất cả là 17; 17 - 12 (2 lần 6) = 5; tức là hào 5 động. Quái gọi là Bí Chi Lục Ngũ.
Hào từ bảo rằng: "Bí ư khâu viên, thúc bạch tiển tiển cát" nghĩa là: Bó lua, bông hoa văn sức ở chốn khâu viên, như vậy là Dịch từ đã tốt, mà lại được quẻ Bí biến thành quẻ Gia Nhân (Phong Hoả Gia Nhân), Hổ quái thấy Chấn Khảm: Ly là Thể, Hổ Biến đều sinh Thể hết.
Tiên sinh liền bảo chàng thiếu niên rằng: Trong vòng 17 ngày nữa con sẽ có việc vui Sính Tệ (đem lễ vật đi hỏi vợ). Tới kỳ, quả có thật làm lễ đính hôn cho chàng.

Cách Bố Quẻ (Chánh Quái Hổ quái Biến Quái cùng nằm hàng ngang, nhưng tôi không xếp cùng hàng ngang được)
Chánh quái
Tên: Sơn Hoả Bí
(gọi tắt là Bí quái)
Thiếu niên là Cấn số 7:
Cấn Thổ
---
- - * Dụng
- -
Phương Nam là Ly số 3:
Ly Hoả
---
- -
---

Hổ quái


Chấn Mộc
- -
- -
---
Khảm Thuỷ - -
---
- -

Biến quái
Tên Phong Hoả Gia Nhân
(gọi tắt là Gia Nhân)
Tốn Mộc (do quẻ Cấn biến ra)
---
---
- -
Ly Hoả (không dùng để đoán)
giờ Ngọ là số 7:
7 + 3 + 7 - (2 x 6) = 5 tức là Hào 5 động. 


CON BÒ CÓ TIẾNG RỐNG BI THẢM


Ngày Quý Mẹo, giờ Ngọ, có một con bò rống (kêu) một cách bi ai, ở Khảm phương (chính phương Bắc) nhân đó Tiên sinh bố quẻ xem:
Con bò là Khôn làm Thượng quái.
Khảm phương làm Hạ quái.
Khôn là 8; Khảm là 6; cộng thêm giờ Ngọ số 7, tổng cộng được 21. Lấy 21 trừ 18 (3 lần 6) còn lại 3, tức là hào 3 động, nên được quẻ Địa Thuỷ Sư Tam Hào Động, lục tam.
Dịch từ (hào từ) bảo rằng: "Sư, hoặc dư thi, hung" nghĩa là: "Xuất quân bại trận,, phải lấy xe chở thây ma về là xấu".
Quẻ Sư biến Thăng (Quẻ Sư biến ra quẻ Thăng).
Hổ thấy Khôn, Chấn, mà Khôn là Thể, Hổ Biến đều khắc hết, chẳng có sinh khí nào hết.
Đoán rằng: Con bò ấy trong vòng 21 ngày nữa sẽ bị giết, sau 20 ngày có người mua con bò ấy, về ăn khao, thật quái lạ thay.

Cách Bố Quẻ (Chánh Quái Hổ quái Biến Quái cùng nằm hàng ngang, nhưng tôi không xếp cùng hàng ngang được) 
Chánh quái
Tên Địa Thuỷ Sư
(gọi tắt là Sư quái)
Con bò thuộc Khôn số 8
Khôn thổ
- -
- -
- - Thể
Khảm phương số 6
Khảm thuỷ
- - * Dụng
---
- -

Hổ quái

Khôn thổ
- -
- -
- -

Chấn Mộc
- -
- -
---

Biến quái
Tên Địa Phong Thăng
(gọi tắt là Thăng quái)
Khôn thổ (không dùng)
- -
- -
- -

Tốn Mộc
---
---
- -
giờ Ngọ số 7
8 + 6 + 7 = 21; 21 - 18 = 3 tức là hào 3 động 


CON GÀ GÁY BUỒN THẢM



Ngày Giáp Thân, giờ Mẹo, ở Càn phương (phương Tây Bắc), có một con gà gáy cực kỳ bi ai, nhân đó Tiên sinh liền bố quẻ.


Con gà thuộc Tốn làm Thượng quái,
Càn phương làm Hạ quái,
Được quẻ Phong Thiên Tiểu Súc.
Lấy Tốn là 5, Càn là 1, gia thêm giờ Mẹo là số 4, cộng tất cả được 10. 10 - (1 x 6)= 4 tức là hào 4 động, biến thành quẻ Càn gọi là Tiểu Súc lục tứ.
Dịch từ bảo rằng: "Hữu phu huyết khử, dịch xuất dĩ huyết".
Nghĩa là: "Nứt huyết ra, kinh ra sợ láy máu".
Suy đó có nghĩa con gà bị giết, quái lại là "Tiểu súc chi can" (con vật nhỏ khô kiệt).
Hổ thấy Ly Đoài; Cản thuộc Kim làm Thể; Ly hoả khắc kỵ.
Trong quái lại có cả Tốn thuộc Mộc, Ly thuộc Hoả, có nghĩa là củi và lửa ấy là triệu nấu nướng vậy.
Đoán rằng: Con gà này nội trong 10 ngày nữa, sẽ bị làm thịt. Quả nhiên trong 10 ngày sau, nhà có khách, nên đem giết gà đãi khách. Rất nghiệm thay.

Cách Bố Quẻ (Chánh Quái Hổ quái Biến Quái cùng nằm hàng ngang, nhưng tôi không xếp cùng hàng ngang được)
Chánh quái
Tên Phong Thiên Tiểu Súc
(gọi tắt là Tiểu Súc quái)
Con gà là Tốn số 5:
Tốn Mộc
---
---
- - * Dụng
Phương Càn số 1:
Càn Kim
---
---
--- Thể

Hổ quái


Ly Hoả
---
- -
---

Đoài Kim
- -
---
---

Biến quái


Càn Kim
---
---
---
không dùng quái này
---
---
---
Giờ Mẹo số 4.
5 + 1 + 4 = 10
10 - (1 x 6) = 4 tức là hào 4 động. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét